Bờm: Thiếu như thế nào , mày nói tao nghe thử
Cuội:
Thứ nhất: Người thiếu lòng tự trọng luôn dựa vào những điều họ đang làm trong hiện tại để nhìn nhận, đánh giá mình. Họ luôn cần những kinh nghiệm từng trải để dung hòa những cảm giác và suy nghĩ tiêu cực, những điều luôn ám ảnh họ. Và thậm chí, cảm xúc vui vẻ thì cũng chỉ là nhất thời.
Thứ hai: Đối với người có lòng tự trọng cao, lời nói của họ luôn khách quan và làm yên lòng người khác. Nhưng người thiếu tự trọng thì ngược lại, lời nói nội tâm của họ sẽ trở thành những lời chỉ trích chua cay độc đoán , những lời phê bình thiển cận, điều đó (dù có đúng) thậm chí làm giảm uy tín, giá trị của những điều họ đạt được.
Thứ ba: Cố gắng chứng minh mình có quan điểm, thiện chí như bao người khác, đặc biệt là những người có vai vế, quyền lực; cuộc sống đầy những bực bội vì cảm giác "chưa đủ". Đối với họ, những lời phán xét hay chỉ trích của người khác không làm tổn thương họ, do đó họ trở thành kẻ chỉ trích người khác quá đáng, vi phạm luật, thậm chí muốn chống đối kịch liệt không cần biết hậu quả cho mình cũng như cho người khác.
Bờm : Nó xúc phạm đến nhiểu thành phần đáng kính và đáng thương quá thì phải làm như thế nào
Cuội: Làm gì cho " bẩn tay". Nó đánh mất " lòng tự trọng " và tự "vấy bẩn nhân cách" rồi còn gì.
Bài viết rất hay và rất ý nghĩa, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaCâu chuyện rất hay và rất ý nghĩa
Trả lờiXóa