Có thể không ít trong
chúng ta cho rằng mình đang phải sống trên một đất nước tồi tệ: chất lượng cuộc
sống quá thấp với ô nhiễm môi trường và khoảng cách giàu nghèo lớn; chính trị
thì bê bối với tham nhũng, bất công, thiếu dân chủ, vi phạm nhân quyền, chế độ
nghĩa vụ quân sự quá hà khắc...Bạn muốn được ra nước ngoài ( tất nhiên điểm đến
mong muốn thường chẳng phải là Châu Phi, Trung Đông, Tây Á...) hay nói đúng hơn
bạn muốn thoát khỏi cái đất nước khiến bạn phát chán này. Nếu bạn thuộc những
người mà tôi đang đề cập tới, sự lựa chọn số một của bạn có phải là Mỹ - thiên
đường tự do, là châu Âu hoa lệ, giàu có và bình đẳng hay ít ra cũng phải là
những nước phát triển trong khu vực như : Singapor, Australia...
Tôi tin là tôi không
sai, dẫn chứng thì quá rõ ràng khi mà số lượng du học sinh, nghiên cứu sinh của
Việt Nam tại Mỹ và châu Âu cũng phải thuộc top cao trên thế giới, những trường
hợp tị nạn chính trị thì đếm không xuể, xuất khẩu lao động cũng không hề có dấu
hiệu giảm đi. Tuy nhiên, tôi dám nói rắng với phần đông những người đó ( tôi
không vơ đũa cả nắm, tôi nói rằng phần đông ) coi đó chỉ là cái cớ. Có bao
nhiêu kẻ khi quyết định xuất ngoại quyết định sẽ quay về, dù có phải trốn chui
trốn lủi họ cũng không quay về, họ vẫn hi vọng họ sẽ có được thứ thiên mà họ mơ
ước, dù cho Nhà nước tạo cho họ con đường hồi hương. Tuy nhiên, tôi cũng không
sai khi dám khẳng định rằng hầu như những kẻ đó đề vỡ mộng. Bạn có thể không
tin nhưng những sự thật thì không thể thay đổi. Hãy cùng nhìn vào Hợp Chủng
Quốc Hoa Kì - thiên đường trong mắt nhiều người.
Chúng ta hãy bàn về chất
lượng sống. Tôi không phủ nhận một bộ phận công dân Mĩ đang được hưởng chất
lượng cuộc sống tốt hơn đa phần chúng ta - những công dân Việt Nam. Tuy nhiên,
họ không phải số đông, không phải số đông đối với người Mĩ chứ chưa nói tới bạn
- chỉ là một công dân nước ngoài tạm trú hoặc tị nạn ở đây. Ví dụ như Los
Angeles vốn được biết đến như một trong những thành phố giàu có nhất nhì nước
Mỹ, nhưng theo như thống kê thì thành phố Los Angeles hiện nay có khoảng 5.000
người vô gia cư đang sống lang thang trên đường phố, những khu xây dựng bỏ
hoang và trong những căn lều lụp xụp, tạm bợ, hơn 8.000 người đang sống trong
những khu dân cư nghèo đổ nát phải ăn thức ăn thừa trong thùng rác và hút
thuốc lá dở người khác vứt đi…còn những traị tị nạn thì không còn lời nào để
tả. Một quốc gia hùng mạnh số một thế giới về kinh tế mà một bộ phận người dân
đang sống trong cảnh chẳng khác dân Việt Nam sống dưới cầu Long Biên là bao thì
tôi nghĩ bạn không nên nói rằng chênh lệch giàu nghèo ở Việt Nam quá lớn bởi
khi đó mình chẳng biết dùng từ gì để miêu tả về sự chênh lệch giàu nghèo ở Mĩ.
Một thông số khác có thể khiến nhiều người ngạc nhiên khi Việt Nam đứng thứ hai
trên thế giới về chỉ số hạnh phúc và Mỹ nằm ở top cuối bảng với vị trí thứ MỘT
TRĂM MƯỞI BỐN.
Về vấn đề tham nhũng -
chủ đề được bình chọn là hot nhất hiện nay tại Việt Nam. Hẳn chỉ cần chăm chỉ
xem tin tức thì bạn đã quá rõ tình trạng này ở Việt Nam. Vậy tôi xin phép không
nhắc lại nhưng tôi muốn bạn biết rằng văn hóa tham nhũng đang tràn lan ở Mỹ. Hầu
như bất cứ nhà làm luật nào của Mỹ cũng thuộc lòng câu thần chú: "Hãy ném
tiền vào những mục đích riêng mang cái mác "quyền lợi quốc gia", thì
sẽ được chính phủ ưu ái hơn bao giờ hết. Nếu ngược lại, dù chỉ một xu cho vào
túi riêng cũng là bất hợp pháp". Thật vậy, những đồng tiền phục vụ cho các
mục đích tranh cử, quyền lợi quốc gia, thế nào cũng trở thành hợp pháp. Nhưng
không phải ai cũng đủ tỉnh táo để nhận ra sự bất hợp pháp trong khoản tiền được
ném vào việc tranh cử. Ở Mỹ những lá phiếu không phải được mua bằng sự tín
nhiệm mà là bằng đô-la. Và nếu thất bại trong chiến dịch tranh cử thì coi như
số tiền đã dùng để mua lá phiếu của cử tri là vô ích. Liệu có ứng cử viên không
bình thường nào đem tài sản cá nhân của mình vào một canh bạc rủi ro cao như
thế. Sự khác nhau theo tôi nghĩ chỉ là những kẻ lãnh đạo nước Mỹ khéo léo che
giấu hành vi bỉ ổi của họ mà thôi. Nếu không tin tôi, bạn có thể tự tìm đọc về
vụ án Nghị sĩ Cunningham, đó chỉ là một trong những vụ chẳng may bị phanh phui.
Dân chủ - nhân quyền,
cụm từ mà những nhà dân chủ Việt Nam thường sử dụng, hoặc để tôn vinh Mỹ và
phương Tây, hoặc để lên án chính Tổ quốc của mình. Luôn rao giảng về dân
chủ và nhân quyền nhưng chính phủ Mỹ lại đang làm cho tình hình nhân quyền ở
đất nước mình trở nên đáng cảnh báo cao độ. Cụ thể như Phong trào Brady
chống lại bạo lực từ vũ khí” phân tích tất cả các vụ bắn nhau lớn ở Mỹ đã xảy
ra từ năm 2005 đã gây ra 87 người chết hàng ngày. Tội ác đó xảy ra trung
bình cứ 6 ngày một lần. Hay mới đây, ngày 28/01/2012, tại Auckland:
cảnh sát sử dụng dùi cui cao su, hơi cay, vật liệu nổ tiếng ồn để giải tán một
cuộc biểu tình dàn dựng bởi “Chiếm Phố Wall” phong trào. Những người biểu tình
cố gắng đột nhập vào văn phòng của thị trưởng thành phố dẫn đến việc bắt giữ
một số lượng lớn (khoảng 400 người). Theo các nhà tổ chức kháng nghị, một số
người tham gia đã được nhập viện, trong đó có một phụ nữ mang thai đã bị
đánh đập bằng dùi cui. Những vụ giết người bằng súng vẫn xảy ra như cơm bữa tại
đất nước ngập ngụa trong nhân quyền này nhưng chính phủ Mỹ vẫn không thông qua
đạo luật để quản lí vũ khí. Nguyên nhân là ở đâu, người Mỹ không thể yếu kém
trong quá trình làm luật mà đơn giản chỉ là vì món lợi khổng lồ từ ngành kinh
doanh vũ khí mang lại. Một nhà nghiên cứu người Mỹ đã phát biểu rằng : Chính
phủ Mỹ không có tư cách để lên án Việt Nam hay bất kì quốc gia nào khác về nhân
quyền khi mà chính họ còn chưa thể giải quyết triệt để nạn phân biệt chủng tộc
Apacthai.
Những ngày gần đây,
nhiều bạn trẻ đang lên tiếng phản đối về quy đinh nghĩa vụ quân sự mới. Bạn
nghĩ rằng nó quá ư là hà khắc? Bạn có biết rằng khi bạn đang ở trên đất
nước của mình, bạn có hòa bình, bạn tham gia nghĩa vụ quân sự nhưng chỉ là sự
tập duyệt nhằm tạo ra một lực lượng có thể bảo vệ đất nước NẾU có chiến tranh
xảy ra. Tuy nhiên tại Mỹ, một đất nước hòa bình nhưng những thanh niên cùng
trang lứa với bạn có những người đang phải chiến đấu nơi đất khách quê người
trong điều kiện hết sức nguy hiểm, khổ cực thậm chí không thể trỏ về vì những
cuộc tấn công phi nghĩa mà Mỹ phát động. Bạn thực hiện nghĩa vụ quân sự theo
tôi đó không chỉ là trách nhiệm đó còn là niềm tự hào và sự may mắn. Bởi bạn
đang góp phần bảo vệ Tổ quốc của mình chứ không phải đi xâm lược quốc gia khác.
Cuối cùng, tôi chỉ muốn
những độc giả của mình hiểu rằng : Bạn, chính bạn đấy, bạn là người Việt Nam,
chỉ có ở đây bạn mới nhận được quyền lợi của một công dân, bạn có thể học tập,
làm việc...ở nước ngoài nhưng đừng có suy nghĩ ngớ ngẩn rằng điều đó sẽ giúp
bạn thoát khỏi Tổ quốc mình. Chính bạn đang tự phỉ nhổ ào nhân cách của mình.
Hãy học tập, làm việc hết mình để không một ai có thể coi thường bạn và mang
lại những gì tốt đẹp cho đất nước của chính bạn. Nếu bạn tự thấy xấu hổ vì nơi
bạn sinh ra vì bạn không có quyền lựa chọn thì việc đó cũng xót xa
như những đứa con bất hiếu muốn mình có thể được sinh ra trong một gia đình khác
chứ không phải là con của một người ăn xin, một bác lao công hay kẻ đi ở đợ. Đó là
hành động không thể tha thứ, và dù ở bất kì nơi đâu trên thế giới này những kẻ
quay lưng lại cội nguồn của mình đều không được tôn trọng. Bạn có thể thoải mái
lên án những việc mà bạn nghĩ là không tốt ở đất nước bạn nhưng sau đó hãy góp
phần làm cho nó tốt đẹp lên chứ không phải là quay lưng lại với nó.
QUỲNH
Dù ở bất kì nơi đâu trên thế giới này những kẻ quay lưng lại cội nguồn của mình đều bị coi thường
Trả lờiXóa