9 thg 9, 2013

Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F.Kennedy (2)

Diệm, Nhu , và bà Nhu giờ đây đang tự lộ mình ra như một chế độ quả đầu hay một tam đầu chế, chứ không phải như những nhà lãnh đạo của một chính quyền tự cho là dân chủ. Khi Diệm phớt lờ những yêu sách kiên quyết sau đó của Mỹ là ông phải ngừng áp bức người Phật giáo, JFK rút đại sứ Mỹ đương nhiệm (Frederick Nolting) về nước và bổ nhiệm Henry Cabot Lodge thay thế, đây là một người có gốc gác chống Công giáo kịch liệt và, đặc biệt hơn cả, ông là một đảng viên Cộng hoà cứng rắn. Kennedy chọn Lodge vì ba lý do. Một, là người của đảng Cộng hoà, việc bổ nhiệm Lodge sẽ làm dịu bớt sự phản đối ngày một tăng trong quốc hội đối với cách tiếp cận vấn đề Việt Nam của JFK. Hai, đặt Lodge vào vị trí đó, Kennedy có một người Cộng hoà để đổ trách nhiệm nếu tình hình Việt Nam ngày càng bất ổn trong thời gian ông cầm quyền . Và ,ba – mà có lẽ là trên hết – đây là một thông điệp mạnh mẽ nhất tới giờ này mới gởi cho Diệm để Diệm suy nghĩ. Noltinh không chỉ là người ủng hộ trung thành mà còn là bạn thân tình của Diệm. Kennedy kéo ông bạn nồng ấm đó về và thay bằng một người lạnh lùng.
  Tin tức này không được tiếp nhận đúng cách . Với Nolting, tam hùng Diệm, Nhu, và bà Nhu tin rằng họ có một người thân cận một tay trong. Nhưng kế hoạch của Kennedy đã làm thay đổi hết. Diệm sẽ bị lung lay, sẽ bị cảnh cáo và hăm doạ. Triệu hồi Nolting về nước chẳng khác nào tát vào mặt họ, nhưng thay vì cúi đầu chấp nhận, Diệm đã thoi lại
  Ông ta vẫn tiếp tục tấn công dữ dội tín đồ Phật giáo theo kiểu Hitler.
  Suốt trong tháng 7 và tháng 8 , Diệm cùng tay chân dai dẳng và công khai vu khống các tín đồ Phật giáo là cộng sản, liên tục tung ra những lời chỉ trích rẻ tiền và những nhận xét kiểu “thịt nướng”, tệ hại hơn, họ vẫn tiếp tục lùng sục, cướp phá các ngôi chùa Phật giáo, tiếp tục đánh đập, bắn giết và ném thêm hàng ngàn tín đồ Phật giáo vào trại tập trung (25) [(Sheehan; Karnow)].
  Kết quả? Vẫn lại có thêm các sư sãi tự thiêu để phản đối. Và chính quyền Kennedy lại tiếp tục bị phê phán kịch liệt, bởi vì hiện nay sự tàn bạo đối với người theo đạo Phật đã được đưa lên báo nhiều hơn bản thân cuộc chiến tranh Việt Nam, cũng trong thơì gian này Việt Cộng tự do hoạt động, đánh mìn các công sở, ám sát các viên chức của chế độ Diệm, lính Việt Nam Cộng Hoà, và kể cả các cố vấn quân sự Mỹ.
  Chuyện gì đã xảy ra cho cuộc chiến chống chủ nghĩa cộng sản?
  Ngay trước khi Henry Cabot Lodge chuẩn bị nhận chức đại sứ Mỹ, Nam Việt Nam đã trên đường sụp đổ. Và thanh danh của John F Kennedy cũng vậy.
  Diệm. Nhu. Bà Nhu. Cả ba người – cái bộ ba bạo chúa đầy hận thù này – đang cùng nhau lừa gạt cả nước Mỹ(26)
THUỐC PHIỆN 
  Sau khi Nhu đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng thuốc phiện , phi đội gồm những máy bay Beechcraft hai động cơ của Francisci bắt đầu thường xuyên thực hiện những vụ thả dù bí mật trong lãnh thổ Nam Việt Nam (27) [(McCoy, đề từ thích hợp này được dẫn từ sách của Alfred McCoy mà theo chúng tôi là tác phẩm hay nhất về đề tài buôn bán bạch phiến quốc tế. Tuyên bố của McCoy (chú thích 19) là một cách diễn đạt từ một cuộc phỏng vấn mật viên Luicien Conein)].
  Bây giờ chúng ta hãy quay nhanh về lại thời điểm năm 1958, khá lâu trước khi những vụ đàn áp Phật giáo của Diệm được báo chí quốc tế nêu lên hàng đầu. Ở đây chúng ta sẽ chứng kiến sự kỳ quái và sự điên loạn hoàn toàn của chiêu bài Công giáo của Diệm
  Như đã kể trên, các lực lượng của Diệm, với sự giúp sức của Edward Landsdale do CIA phái qua, đã đánh bại và loại trừ giáo phái Bình Xuyên khét tiếng cùng đầu đàn là tướng Bảy Viễn. Bình Xuyên hoạt động như Mafia ở Sài Gòn mà Viễn là ông trùm. Nhưng sau khi đầu hàng, các cơ sở làm ăn của họ (sòng bạc, nhà chứa, và ma tuý) đều bị đóng cửa. Tuy nhiên, chỉ trong một thời gian ngắn, các sòng bạc và nhà chứa lặng lẽ được phép mở cửa trở lại. Nói cho cùng, ở đâu cũng có tệ nạn, nhưng thế giới đã thấy luật cấm nấu và bán rượu (thời kỳ 1920-1933) ở Mỹ có hiệu lực như thế nào. Nhưng với tinh thần Công giáo khắc nghiệt của mình, một tệ nạn mà Diệm cho rằng cực kỳ vô đạo đức và hoàn toàn bị cấm đoán là sử dụng thuốc phiện. Để tỏ rõ lập trường chống các tệ nạn của Viễn và đồng bọn, Diệm cho tổ chức thiêu đốt công khai các vật dụng hút thuốc phiện, một kiểu như chiến dịch Nói Không Với Ma Tuý. Nhưng khi việc đánh bại Bình Xuyên làm đóng cửa tất cả ổ hút thuốc phiện thì nhờ Trời, các hang ổ này đã đóng cửa nguyên như thế. Cho đến khi thấy thích hợp Diệm đã cho phép mở cửa lại.
  Lại thêm một bằng chứng cho thấy bản chất đạo đức giả của Diệm. Nhu, em ông, đã tiếp thu lực lượng cảnh sát mật của quốc gia (do Viễn nắm giữ trước đây) và ông vẫn duy trì mạng lưới tình báo rộng lớn. Mặc dù viện trợ của Mỹ cho Diệm là cực kỳ lớn (đến năm 1963 đã tăng lên gần nửa tỉ đô la hàng năm), nhưng Diệm vẫn cần thêm các khoản thu này để nuôi dưỡng quân đội thường trực và chính quyền của ông. Các hoạt động đặc tình và mật thám của Nhu sắp rơi vào bế tắc vì thiếu tiền.
  Giải pháp cho vấn đề tài chính này thật đơn giản. Mở lại các ổ thuốc phiện và phục hồi việc buôn bán của vô số con nghiện đang đói thuốc ở Sài Gòn. Vậy là vào năm 1958, Nhu đã làm đúng những điều đó (28) [(McCoy)].
  Một số ít người thân Diệm quả quyết rằng Nhu làm vậy theo ý riêng mà không được sự đồng ý của ông anh, nhưng làm sao có thể tin được như vậy? Làm sao mà người đứng đầu nhà nước không hay biết hay không được báo cho biết rằng có hàng trăm ổ thuốc phiện đã được mở cửa làm ăn trở lại một cách đột ngột tại thành phố thủ đô? Chẳng lẽ Nhu xoay xở cung cấp tiền bạc được cho cảnh sát mật và mạng lưới tình báo rộng lớn của ông với hơn 100000 đặc vụ bán chuyên nghiệp (28) mà ngài tổng thống anh ông chẳng bao giờ tìm biết ra sao?
  Không thể như vậy được.
 Không, Diệm biết chuyện này và tán thành, vì ông rất cần mạng lưới điệp viên của Nhu để tiếp tục theo dõi rất nhiều kẻ thù của chế độ – Diệm mang bệnh hoang tưởng kiểu Stalin. Đối với Diệm, thu lợi từ những kẻ phạm tội không phải là một cái tội .
  Theo đuổi mục đích này, Nhu sử dụng tài năng của một chuyên gia được nêu tên trên tạp chí Fortune 500 (tạp chí hàng năm lập danh sách 100, 500, 1000 tập đoàn công nghiệp lớn nhất Mỹ – ND). Để có thề cung cấp đủ lượng thuốc phiện rất có lãi cho vô số con nghiện tại Sài Gòn, ông cần phải có một đường dây cung ứng tin cậy. Và đường dây này được xây dựng từ Lào, ở đông bắc Việt Nam, từ những cánh đồng anh túc phì nhiêu nằm trong khu Tam Giác Vàng nổi tiếng. Và chính một người đàn ông Pháp bị bỏ quên từ thời Pháp thuộc ngày nào sẽ trở thành cộng sự độc quyền của Nhu.
  Bonaventure Francisci, biệt danh “Đá”, một người Pháp hoà nhã, đẹp trai thích những bộ vét lụa trắng, quần áo thêu hoa, và đồ trang sức xa xỉ loè loẹt loại ngoại nhập. Tóc đen mượt chải ngược ra sau, râu tỉa tót kỹ lưỡng, bề ngoài hấp dẫn, ăn nói lưu loát với một phong thái lịch sự, ông lẽ ra phải làm nghề môi giới cao cấp hoặc buôn bán kim cương. Nhưng Francisci buôn bán một thứ còn giá trị hơn nhiều. Trước đó một thời gian ông đã thiết lập được quan hệ làm ăn khấm khá – tuy có khó khăn – với thị trường thuốc phiện ở Lào, vì Francisci làm việc cho một người khác tên là Antoine Guerini đứng đầu một tập đoàn ma tuý ở Marseille miền nam nước Pháp. Tập đoàn Marseille thu hút nguồn nhân lực dồi dào từ tập đoàn Corse (Tập đoàn Corse này gồm toàn côn đồ, lính Pháp đào ngũ và cả những người yêu nước trước đây đã chọn đi theo con đường tội phạm:đâm thuê chém mướn, mua bán thuốc phiện, tống tiền, vân vân. Tập đoàn Marseille và Tập đoàn Corse thường được coi là những thực thể giống nhau, là bởi vì nền tảng nhân lực của thế giới ngầm Marseille vốn xuất thân từ đảo Corse – và sự bần cùng kèm theo – đi tìm những nghề làm ra nhiều tiền hơn trong giới tội phạm có tổ chức. Từ đây trở đi, để cho gon, chúng tôi sẽ gọi thực thể thế giới ngầm này là “Tập đoàn Marseille”)
  Dù sao đi nữa, chính các lò bạch phiến của Tập đoàn Marseille đã bán chính phẩm của nó cho các ông chủ thế giới ngầm ở Mỹ theo một hợp đồng dài hạn được lập ra bởi ông trùm tội phạm Meyer Lansky ở New York vào đầu thập niên 50. Từ thời điểm đó, phần lớn lượng bạch phiến bán cho các con nghiện Mỹ đều được làm ra tại Marseille (28),và Francisci Đá bảnh bao của chúng ta là người đứng giữa hai đầu: sản phẩm thô và thành phẩm phân phối .
  Francisci Đá làm việc hoàn toàn cho băng Marseille, lúc bấy giờ do Antoine Guerini và anh trai của y là Barthelemy điều hành. Không có gì quá đáng khi nói rằng đặc quyền buôn bán bạch phiến ở Mỹ cũng như Tây Aâu hoàn toàn bị anh em Guerini chi phối. Và năm 1958, khi Diệm- Nhu tái lập lưu thông thuốc phiện về Sài Gòn, Francisci khó có thể hoan hỉ hơn vì nó đã làm sống lại nghề cũ của ông là vận chuyển thuốc phiện từ gốc vận chuyển ở Lào đi thẳng về Nam Việt Nam bằng một phi đội máy bay riêng của hắn. Nhưng thậm chí có thể kiếm được nhiều tiền hơn từ việc bán thuốc phiện trực tiếp cho hàng trăm ổ hút và hàng ngàn con nghiện ở Sài Gòn. Việc sản xuất thuốc phiện ở các nơi khác trên thế giới – đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ và Mexico – ngày càng thất thường và không chắc chắn vì liên tục bị pháp luật ngăn trở. Tình hình này chỉ làm lợi thêm cho Guerini bởi vì nó gia tăng thị phần ma tuý của y. Chuyện này xảy ra như thế nào ?
  Nhu và Francisci Đá thực hiện một hợp đồng phân phối cơ bản. Francisci sẽ vận chuyển thuốc phiện đến Sài Gòn cho các ổ hút của Nhu nhưng hắn còn chở nhiều thuốc phiện cho các điểm thả dù ở Sài Gòn, tại đây thuốc phiện sẽ được máy bay vận tải chở sang các xưởng chế biến ở Marseille. Tại Marseille, thuốc phiện sẽ được chế biến thành bạch phiến chất lượng cao để bán cho các trùm ma tuý ở Mỹ như Santos Trafficante, Carlos Marcello, và Sam Giancana. Tất cả đều làm giàu trong chuyện này, và ai cũng thấy được rằng đó là chuyện làm ăn rất an toàn, bởi vì Nhu có thể được coi như một thứ Bộ trưởng Tư pháp của Nam Việt Nam, ông không phải ưu tư hay trả lời trước bất cứ một cơ quan thi hành pháp luật nào. Ông ta là luật pháp, và ông ta sử dụng sức mạnh này để đảm bảo cho Francisci – và khách hàng của ông ở Marseille – một nguồn cung cấp thuốc phiện ổn định để sản xuất bạch phiến.
  Một vụ làm ăn ngon lành.
  Với vị trí quyền lực trong chính phủ Nam Việt Nam, Nhu có thể đảm bảo rằng các máy bay chở đầy thuốc phiện của Francisci (đội lốt vận tải “ngoại giao”) có thể bay từ Lào đáp xuống Sài Gòn và chuyển hàng xong hết mà không gặp nhiều kiểm tra phiền toái . Thậm chí Nhu còn tăng năng suất đều đặn trong hai năm 1961 và 1962 bằng cách huy động Đội Vận tải số 1 của riêng ông (chuyên hoạt động tình báo trên không, thỉnh thoảng bay phối hợp với CIA) vào việc đó (28). Giữa năm 1958 và 1963, Sài Gòn thực sự trở thành kho hàng chứa thuốc phiện thô mà phần lớn sẽ chuyển tới Marseille để cuối cùng thoả mãn nhu cầu của con nghiện bạch phiến ở Mỹ.
  Tuy nhiên Nhu còn có những khuyến khích khác cho hợp đồng béo bở này. Trong lúc các máy bay vận tải thuê riêng của Francisci – thường gọi là Hàng không Thương mại Lào – hàng ngày chở thuốc phiện tới Sài Gòn mà không bị luật pháp gây rắc rối, thì những tay cung cấp nhỏ hơn không được an toàn như vậy. Lực lượng cảnh sát của Nhu sẽ lập tức hỏi thăm họ vì đã dám lấn sân của Francisci (28).Anh em Guerini không thể nào phấn chấn hơn trước hợp đồng của Francisci, và cũng không thể hài lòng hơn về Nhu vì ông đã giúp thực hiện được hợp đồng đó. Hợp đồng này giúp cho anh em Guerini trở thành những ông trùm ma tuý toàn cầu vào cuối thập niên 50 đầu thập niên 60, đồng thời nó tạo ra một liên minh tội phạm vững như bàn thạch giữa Nhu và tập đoàn Marseille. Nhu, Diệm và toàn bộ dòng họ Ngô Đình ai cũng nổi lên giàu có khác thường nhờ vào liên minh này (trong khi vẫn kiếm được nguồn tài chính bất minh cần thiết cho cảnh sát mật và tình báo). Quan trọng hơn thế, anh em tội phạm Guerini thậm chí còn tích luỹ được nhiều của cải hơn, và những khách hàng chủ yếu của họ – Mafia Mỹ – cũng vậy.
  Cho nên, về căn bản, tập đoàn Marseille, Mafia Mỹ, và chính quyền Ngô Đình Diệm đã biến thành những đối tác làm ăn của nhau trong mạng lưới ma tuý toàn cầu. Có nghĩa là tiền tỉ – tiền tấn – chảy vào túi người nào có dính dáng, dĩ nhiên là thế. Và nguồn suối mạnh mẽ không ngừng phát sinh ra tiền bạc và sức mạnh này chính là Ngô Đình Nhu.
 ĐẢO CHÍNH KIỂU MỸ

“Chính phủ Mỹ sẽ ủng hộ một cuộc đảo chính…” - DEAN RUSK, Ngoại Trưởng Mỹ, 29.8.1963(33) [(Bộ ngoại giao Mỹ, Foreign Relation of the United States (1961-1963/Vol.IV/ Vietnam, August-December, 1963)]

  Lời đề từ trên đây trích từ một bức điện tín do Dean Rusk gửi cho đại sứ Mỹ tại Việt Nam Henry Cabot Lodge. Xin đừng quên Rusk không chỉ là ngoại trưởng mà còn là kẻ ba phải hàng đầu của Kennedy. Ngay sau cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia, Rusk cho chuyển bức điện tín xuyên đại dương này, trong đó ông nêu rõ những chỉ dẩn đầu tiên cho một cuộc đảo chính được Mỹ tán thành chống lại đồng minh là Chính phủ Nam Việt Nam.
  Vào ngày 29.8.1963, Lodge vừa mới nhận nhiệm vụ đại sứ được một tuần, và đây là loại điện văn từ Whashington mà ông ta nhận ngay lập tức. Không chối cãi gì nữa, Lodge ủng hộ mạnh mẽ việc lật đổ chính quyền Diệm, và Rusk cũng vậy. Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy cũng đồng ý. Các Thứ trưởng Ngoại giao Chuyên trách Những Vấn Đề Viễn Đông Averrel Harriman và Roger Hilsman cũng đồng ý. Cố vấn An ninh Quốc gia McGeorge Bundy và em trai là William ở Bộ Quốc Phòng cũng đồng ý.
  Nói cách khác, đó là tất cả những cận thần quan trọng nhất của vua. Mà John F.Kennedy là vua.
  Đây là những nhân vật được tổng thống lắng nghe nhất những con người đầy quyền lực và rõ ràng là có đủ tư cách nhất để lo liệu cho những chỉ thị của Kennedy được thực thi đến từng chữ một.
  Không cuốn sách lịch sử nào phủ nhận một điều như đinh đóng cột là tất cả những con người kề trên – Kennedy và ê kíp của ông – đều muốn Diệm, Tổng thống của chính phủ Nam Việt Nam bị lật đổ và bị giết, bởi vì tài liệu dẫn chứng có quá nhiều. Những người quan tâm (và đặc biệt là những người nghi ngờ sự quả quyết này) nên nghiên cứu ấn phẩm của Vụ Aân loát Chính Phủ mang tựa đề Foreign Relations of the United States, 1961-1963, Volume IV, Việtnam: August – December 1963 (“Quan hệ ngoại giao của Mỹ, 1963-1964, Tập IV, Việt Nam: Tháng 8 – Tháng 12 1963), hai mươi năm qua vẫn chưa được công bố rộng rãi. Đây không phải là một bản văn lịch sử trừu tượng. Không phải là sách tóm tắt được viết dưới dạng xã luận, và cũng không phải là “The Pentagon Papers” (Hồ sơ Lầu Năm Góc). Nó là một ấn bản hồ sơ lưu trữ chính thức về chính sách ngoại giao của Mỹ liên quan đến Việt Nam trong khoảng thời gian đó. Cuốn sách chứa đựng những baó cáo đánh giá, các tờ trình của chính phủ, các bài thẩm tra những kỳ họp tại Nhà Trắng với Kennedy, và đặc biệt là tất cả những điện văn trao đổi giữa Nhà Trắng và Toà Đại Sứ Mỹ ở Sài Gòn. Nhiều trang trong cuốn sách này còn vạch rõ trách nhiệm của Chính phủ Kennedy khi quan hệ với Chính phủ của Tổng thống Ngô Thì Nhiệm. Và điều mà cuốn sách này chứng minh, một cách toàn diện, là Chính phủ Kennedy đã dính líu vào những hành động phản bội nhất: nó đỡ đầu cho cuộc lật đổ một nguyên thủ quốc gia là đồng minh của mìnhChính Harry Truman đã nói “Trách nhiệm ở đây chịu” và đúng là như vậy. Tổng thống Mỹ phải chịu trách nhiệm tối hậu về mọi hành động của chính phủ, nhưng trước khi đi sâu hơn về vấn đề đó và những chuyện có liên quan, chúng ta hãy dành chút thời gian ngược trở lại với thời điểm khủng hoảng của chế độ Diệm và những gì xảy ra liền sau đó …
  Vào ngày 21.8.1963 – sau khi chính quyền Kennedy đưa ra những lời cảnh cáo cứng rắn – Diệm và Nhu vẫn tiến hành một loạt các trò đàn áp bạo lực nhắm vào người theo đạo Phật, chủ yếu là tại Chùa Xá Lợi, một ngôi chùa linh thiêng nhất của Phật tử tại Sài Gòn. Trong suốt cuộc tấn công dồn dập, binh lính của Nhu lộng hành cướp bóc và lùng sụt bắt giam cả ngàn tăng ni. Và rồi, rất nhiều người trong số “những kẻ phá rối công cộng” này đã lặng lẽ biến mất(34) [(Karnow.)] và không ai còn gặp lại họ nữa.
  Xin nhớ rằng, từ tháng 6.1963, những hồi chuông báo động đã vang lên ở Nhà Trắng, vì sự đối xử thù nghịch của Diệm dành cho người theo đạo Phật – và những cuộc biểu tình phản đối liên tiếp diễn ra với nhiều nhà sư tự thiêu cho đến chết – đã bắt đầu lên trang nhất của báo chí thế giới, tiếp sau đó nó bắt đầu chỉ ra một nước Mỹ ám muội vì đứng sau một chính phủ áp bức như vậy. Tuy nhiên, ngay cả trước đó chúng ta cũng có một manh mối tốt từ một nguồn đáng tin cậy. Ngày 8.3.1963 – bảy tháng trước khi cuộc đảo chính Diệm thực sự xảy ra – Đại sứ Việt Nam tại Mỹ (Trần Văn Chương, cha của Bà Nhu, nhạc phụ của Nhu) nói với chuyên viên Hội đồng An ninh Quốc gia Michael Forrestal (được Forrestal kể lại trong hồ sơ lưu trữ chính thức) : “…Chúng ta không thể thắng cuộc chiến khi Diệm nắm quyền. Do đó chỉ có một con đường mở ra trước chúng ta là thay đổi chính quyền, và chỉ có thực hiện được điều đó bằng bạo lực” (35) [(Foreign Reletion of the United States, 1961-1963, Vol III,( từ đây gọi là FRUS)].
  Đấy là những lời Đại sứ Nam Việt Nam nói với đại diện Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, rằng quốc gia của họ không thể chiến thắng nếu còn Chính quyền Ngô Đình Diệm, và một giải pháp duy nhất là thay đổi Chính quyền Diệm bằng bạo lực.
  Tiếp sau là một kết luận thích đáng lấy ra từ báo cáo đánh giá của Tình báo Mỹ trong đó mô tả cảm tưởng của Nhà Trắng lúc ấy: “Khủng hoảng Phật giáo ở Nam Việt Nam đã lên cao, làm sâu sắc thêm sự bất mãn lâu dài và rộng khắp đối với chế độ Diệm và kiểu cách cai trị của nó” (36) [(Herring, George C.(ed), The Pentagon Paper( McGraw- Hill, 1993)].
  Kennedy có thể ngồi chờ biến cố to lớn này xảy ra, và điều ông có thể thấy nữa là cơ hội tái đắc cử của ông, trong hơn một năm sắp tới đây, tuôn hết xuống ống cống. Xét cho cùng, Diệm là vị tổng thống được người Mỹ hậu thuẫn bằng vô số tiền bạc và vật chất ( không kể hàng ngàn nhân viên ), nhưng ông ta chỉ tiếp tục làm người Mỹ ngượng ngùng trước sự soi mói của thế giới. Một cách hợp lý, Kennedy đã đưa ra một loạt lời đe doạ, liên tiếp những phát đạn chính trị hứa hẹn hành động mạnh tay hơn bắn về phía Diệm. Diệm nhận được lệnh phải chấm dứt tất cả những việc làm sĩ nhục người theo đạo Phật… nếu không.
  Nếu không mọi sự viện trợ sẽ bị cắt. Nếu không, có thể người Mỹ sẽ rút hết cố vấn Mỹ khỏi Việt Nam.
  Rõ ràng, không có sự hỗ trợ của Mỹ thì Diệm và Nhu và vị trí quyền lực của họ ở Nam Việt Nam không thể tồn tại lâu dài được. Hoặc có thể họ không tin điều đó; hai người đàn ông này đã có cái tôi lớn hơn cả Dinh Tổng thống. Dù gì đi nữa họ cũng phớt lờ những lời cảnh cáo của Mỹ. Khi khủng hoảng ngày càng nóng dần lên, Lodge được phái tới nhận nhiệm vụ Đại sứ, vì lúc này Nolting đã bị nắm cổ lôi về nước (Nolting bị mất ghế chủ yếu vì lập trường thân Diệm của ông. Thậm chí có hàng đống bằng chứng tội ác của Diệm trong tay, nhưng vì là bạn của Diệm, Nolting không ngớt khẳng định rằng Diệm là một bảo đảm cho những “nguyên tắc dân chủ” và “công bằng xã hội”) (37) [(Karnow.)]. Kennedy nổi giận; vậy thì Nolting phải rời sân thôi, và Lodge sẽ vào sân để thực hiện những mệnh lệnh của Kennedy.
  Lodge lập tức tiếp xúc Diệm tại Dinh Tổng Thống… và hẳn đã bị xúc phạm đến hết mức vì thái độ của Diêm. “Tôi nêu ra ở đây vấn đề đưa Nhu ra khỏi đất nước” Lodge nói trong một cuộc phỏng vấn năm 1983, “và Diệm tuyệt đối từ chối không bàn luận về bất cứ việc gì mà tôi {đươc Kennedy chỉ thị} phải bàn luận. Thú thực là tôi hơi bị choáng váng. Tôi nghĩ là khi một đại sứ ra mắt một nguyên thủ quốc gia, ông đại sứ sẽ phải trình bày một số vấn đề theo lệnh của tổng thống nước mình, thì ít nhất vị nguyên thủ kia cũng nên bàn qua chứ”(38) [(Vietnam: A Televition History, “Amerrica/s Mandarin”)].
  Quan điểm của Diệm và sự ngạo mạn của ông ta thật dễ hiểu. Ông không thể phản bội em Nhu của ông; ông sẽ không đuổi Nhu đi, không thay đổi lập trường chống Phật giáo, không rời ngôi tổng thống. Ông ta thậm chí từ chối bàn luận về những việc này. Kennedy hiểu hành động xấc láo của Diệm như một cú đá vào bụng dưới của người Mỹ; Diệm là kẻ ăn cháo đái bát.
  Nhưng Kennedy cũng không vừa.
  Các tướng lĩnh chính của Diệm ngày càng bất mãn với đường lối của chính phủ đương nhiệm (nhiều người trong số này không theo đạo Công giáo; họ có gốc gác Phật giáo), và người ta được biết, vào đầu năm đó, đã có một cuộc nói chuyện giữa các thành viên trong Bộ Tổng Tham mưu bàn việc lật đổ Diệm. Nhà Trắng nghe phong phanh tin này qua nhiều kênh khác nhau: Nhóm Cố vấn Quân sự, các đơn vị tình báo Lục quân, Hải quân, và Không quâm, và CIA. Các chính phủ khôn ngoan luôn lưu ý đến những viễn cảnh xấu nhất, và Kennedy đã và đang làm đúng ngay việc ấy, thậm chí khá lâu trước khi những vụ đàn áp Phật giáo tràn ngập trên báo chí và đe doạ bôi xấu việc điều hành chính sách ngoại giao của ông. Ông ta thường xuyên đọc cả núi báo cáo đánh giá không chỉ về diễn tiến của cuộc chiến mà còn về năng lực của Diệm trên cương vị tổng thống(39) [(Karnow)]. Những bánh răng đang chuyển động. Kennedy là một người rất thông minh, và ông biết lường trước những trở ngại chính trị tiềm tàng; ông đang không ngừng xem xét hiện tại trong các mối liên quan tốt hay xấu của nó đối với tương lai. Kennedy cân nhắc mọi động thái của Nhà Trắng vì có thể nó sẽ bị khai thác thành vũ khí cho Đảng Cộng Hoà trong cuộc bầu cử sắp tới.
 Vào lúc 1 giờ chiều ngày 1.11.1963, cuộc lật đổ bằng quân sự, cuộc đảo chính chống chính quyền Diệm do tướng Nam Việt Nam Dương Văn Minh (biệt danh là “Minh Lớn”) lãnh đạo, đã bắt đầu. Để phòng ngừa, Minh Lớn ra lệnh giết một tướng chỉ huy hải quân thân Diệm rất có thế lực và nhiều chỉ huy của lực lượng đặc biệt Nam Việt Nam ngay trước khi cuộc đảo chính chính thức nổ ra, bóp chết từ trứng nước mọi ý đồ tập hợp lại lực lượng. Và rồi giao tranh bắt đầu bằng các cuộc tấn công chớp nhoáng vào các trung tâm truyền tin, các đài phát thanh, các sở cảnh sát, và Dinh Tổng thống lộng lẫy của Diệm. Trong khi đó, các đơn vị quân đội chủ lực có thể được sử dụng để bảo vệ Diệm đã bị khôn khéo điều động ra khỏi vòng giao tranh. Khi cuộc nổi dậy bắt đầu, Lodge liền được tổ đặc trách CIA thông báo. Khi Diệm cho gọi đích thân vị đại sứ này và yêu cầu được biết thái độ của Mỹ, Lodge đáp: “Tôi cảm thấy không đủ thông tin để có thể trả lời ngài”(40) [(Foreign Relation of United States, 1961-63: Vietnam, Vol IV)].
  Sao ông đại sứ lại có thể trả lời người đứng đầu một nước đồng minh như thế?
  Lodge cho rằng ông không biết gì về lập trường của chính phủ ông! Diệm gác điện thoại.
  Cuộc đảo chính diễn tiến như một bộ máy đồng hồ. Khi đụng độ dữ dội nổ ra tại Dinh Tổng Thống, Diệm và Nhu tìm cách tẩu thoát qua một đường hầm ngầm, sau đó được một người bạn ở Chợ Lớn che giấu (Chợ Lớn là nơi Nhu có nhiều người quen thân thông qua mạng lưới thuốc phiện). Thật thú vị để nói thêm ở đây, như một chi tiết bổ sung cho bản chất của Diệm và Nhu, rằng các lực lượng bảo vệ trung thành của tổng thống trong dinh tiếp tục chiến đấu thêm nhiều tiếng đồng hồ nữa và hy sinh mà không hay biết rằng vị tổng thống mà họ đang chiến đấu bảo vệ đã bỏ chạy từ lâu. Khi đã đến được chổ an toàn cách xa dinh, lẽ ra Diệm có thể gọi một cú điện thoại theo cách không thể truy ra người gọi để khuyên các lực lượng bảo vệ của mình trong dinh đầu hàng phe đảo chính để giữ mạng sống. Nhưng Diệm không là thế ông ta quyết định để cho họ chết).
  Nhưng chính Diệm cuối cùng cũng phải đầu hàng – vì quá ít lựa chọn – và cuộc giao tranh chấm dứt. Sau một hồi mặc cả, Diệm đồng ý tiết lộ chỗ trốn của mình và công khai đầu hàng Minh Lớn và các tướng lĩnh nổi dậy của ông nếu như họ hứa để cho Diệm và Nhu an toàn chạy ra nước ngoài. Minh đồng ý.
  Lúc đó Diệm cho biết ông và Nhu đang lẩn trốn trong một nhà thờ Công giáo ở Chợ Lớn, và ông đảm bảo rằng họ sẽ chờ quân của ông Minh tới bắt đưa về dinh tổng thống để ông chính thức thoái vị. Minh phái các vệ sĩ của ông và một trung đội quân xa đi thi hành lệnh bắt Diệm. Khi họ đến nhà thờ, Diệm và Nhu hoà dịu nộp mình. Sau đó hai ông được hộ tống ra khỏi nhà thờ và đưa vào trong một chiếc xe bọc thép.
  Ngay khi cánh cửa chiếc xe bọc thép vừa đóng lại, Diệm và Nhu liền bị đánh đập, trói gô bốn vó, rồi bị bắn cho tới chết(41) [(Đây chỉ là một bài học tóm lược các khía cạnh kỹ thuật của vụ đảo chính dẫn đến các chết cùa Diệm và Nhu. Độc giả quan tâm có thể tìm thêm chi tiết trong Vietnam: A History của Karnow.)]
  Câu chuyện trên đây nghe cụt ngủn và khô khan. Các tướng lĩnh Nam Việt Nam bất mãn lật đổ chính quyền rồi giết tổng thống và cũng là tổng tư lệnh của họ. Không có người lính Mỹ nào nhúng tay vào. Vậy thì có gì liên quan đến tội đồng loã của chính phủ Kennedy?
  Chúng ta hãy nhìn kỹ những chi tiết để trả lời câu hỏi này.
Trước nhất, Lucien Conein, nguyên là lính nhảy dù tính tình thô lỗ hung bạo và là một chiến sĩ kháng chiến Pháp, giờ đây – năm 1963 – là đặc tình cấp cao của CIA. Lodge chọn Conein làm trung gian bí mật giữa các tướng lĩnh nổi loạn và văn phòng Lodge. Conein sinh ra ở Pháp; ông biết tiếng Pháp và các phong tục của nước này, và điều này rất quan trọng bởi vì Minh Lớn và nhiều tướng lĩnh nổi loạn của ông đều lớn lên trong nền văn hoá Pháp. Conein có thể quan hệ ngay với những người này theo cách mà các gián điệp Mỹ khác không làm được. Nhiệm vụ của Conein – mà ông đã thực hiện hoàn hảo – là đảm bảo với Minh Lớn và bộ tham mưu của ông rằng Mỹ sẽ đứng sau lưng họ trong cuộc đảo chính lật đổ Diệm. Conein là sứ giả (một sứ giả mật, vì hầu hết những cuộc họp giữa ông với các tướng lĩnh nổi loạn không bao giờ được tường trình lại cho các chỉ huy quân đội Mỹ ở Nam Việt Nam) giữa các tướng lĩnh và Lodge, trao đổi thông tin qua lại theo chỉ thị của Lodge(42) [(Sheehan)]. Conein là người trong nội bộ của Minh Lớn, người đồng chí tin cậy giữ kín không cho những phương án đảo chính của họ đến tai Phái bộ Quân sự của Mỹ vốn thân Diệm. Conein thậm chí còn là người thắt chặt những tình bạn gắn bó, trước khi Lodge đến làm đại sứ, với những người như tướng Trần Văn Đôn(43) [(Karnow.)],cánh tay phải của Minh Lớn trong suốt cuộc đảo chính.
  Do đó, Conein là mật viên chủ yếu của CIA tại Sài Gòn trong chừng mực có liên quan đến cuộc đảo chính. (Đó chắc chắn không phải là Giám đốc phân bộ CIA John Richardson. Richardson, cũng như cựu đại sứ Nolting và chỉ huy trưởng Phái bộ Cố Vấn Quân Sự Mỹ Paul Harkins, đã kịch liệt phản đối cuộc đảo chính chống Diệm; Kennedy đã cho bãi chức ông ta vào tháng 10.1963(44) [(Corey, C. L,” Whatever Shot Ngo Dinh DIEM, It Couldn/t Have Been the CIA”, trong Insight on the News, 15.3.1999.)]. Cái cách bứng các quan chức Mỹ phản đối đảo chính ra khỏi chức vụ của họ không kỳ cục sao)?
  Nhưng chính xác thì Conein đã làm gì dính tới việc lật đổ Diệm ngoài chuyện trao qua trao lại những thông tin giữa Lodge và các tướng lĩnh mưu loạn?
  1) Trước khi cuộc đảo chính chính thức bắt đầu, Conein được gọi đến tổng hành dinh của Minh Lớn và được giao một đường dây thông tin trực tiếp đến văn phòng tiền phương của CIA tại Sài Gòn (45) [(Karnow.)]. (Để củng cố chi tiết này, gần đây, người ta biết được là trong suốt cuộc đảo chính, Conein thường xuyên liên lạc điện tín với McGeorge Bundy tại Phòng Tình Huống Nhà Trắng. Bundy là cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia thân cận của JFK)(46) [(Bird, Kai, “ Cries and Whispers”, trong Washingtonian, tháng 10.1998.)]
  2) Mối bận tâm lớn nhất của Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông là nhận được “lời chúc lành” của Mỹ, có thể nói như vậy, dành cho nỗ lực lật đổ Diệm của họ. Họ muốn biết quân đội Mỹ có can thiệp hay không, và chính Conein là kẻ cam đoan với họ rằng Mỹ sẽ không can thiệp. Họ muốn được cam kết rằng viện trợ quân sự của Mỹ sẽ tiếp tục một khi Diệm ra đi, và cũng chính Conein đảm bảo với họ viện trợ sẽ tiếp tục. Điều mà Minh Lớn và các tướng lĩnh của ông muốn – điều họ cần hơn bất cứ gì khác – là Mỹ “bật đèn xanh” để khởi động cuộc đảo chính
  Và đây là những gì Conein đã nói liên quan tới chuyện đó trong một cuộc phỏng vấn nhiều năm sau: “Tôi biết rằng tôi đã bật đèn xanh cho họ bằng vào những chỉ thị của chính phủ tôi”(47) [(Từ đoạn phỏng đoạn phỏng vấn Coein trongVietnam: A Televition History, “America/s Mandarin”.)]
  3) Lodge và các đường dây CIA cung cấp cho Minh và những kẻ nổi dậy tiền bạc và vũ khí để phục vụ đảo chính(48) [(Hersh.)]. Thông tin tình báo cũng được cung cấp cho phái nổi dậy: vị trí đóng quân của các đơn vị chiến đấu có khả năng vẫn còn trung thành với Diệm cũng như vị trí các kho đạn dược và quân nhu mà Nhu từng giấu kín quanh Sài Gòn nhiều tháng.
  Một ngày trước khi bắt đầu cuộc lật đổ, Lodle thậm chí còn gửi đi một thư xác nhận kinh phí có thể trở nên cần kíp đối với các tướng lĩnh phút cuối cùng sẽ được chuyển giao, và “Tôi tin là chúng tôi phải trang bị cho họ đầy đủ,” ông ta nói(49) [(Herring, The Pentagon Paper.)]. Khi được Minh mời tới tổng hành dinh ngay trước khi cuộc đảo chính bùng nổ, Conein còn mang theo một bao đựng đầy tiền (tiền giấy Việt Nam tương đương với 40.000 đô la Mỹ [cần nhớ rằng, 40.000 đô la Mỹ năm 1963 có thể tính ngang với hàng trăm ngàn đô la Mỹ trong điều kiện kinh tế hiện nay]) như khoản kinh phí khẩn cấp phút chót, và, hơn nữa, đây là lộ phí dành cho các tướnh lĩnh trong trường hợp cuộc đảo chính thất bại(50) [(“The Dislodging of Dim” trong The Boston Globe, 1.12.1998.]). (Mới đây, hồi tháng Tư, 2000, người ta biết rằng bản thân Diệm, trong đêm xảy ra đảo chính, có mang theo một chiếc cặp đựng 1.000.000 đô la Mỹ. Minh Lớn đã đoạt chiếc cặp đó, và cho đến nay, không ai biết số tiền đó từ đâu đến và Minh đã sử dụng nó vào việc gì)(51) [(Brinkley, Douglas, “ Of Ladders and Letters,” Time, 24.4.2000)].
  4) Khi Diệm phôn tới tổng hành dinh của các tướng lĩnh nói đồng ý đầu hàng để đổi lại được đảm bảo ra đi an toàn, Minh đồng ý. Nhưng rồi Minh vẫn ra lệnh hành quyết Diệm và Nhu như thường. Tại sao? Bởi vì khi Minh yêu cầu Coein cấp một máy bay cho Diệm và Nhu trốn ra khỏi nước, Coein nói không. Coein nói không thể nào điều động được một máy bay trong vòng 24 tiếng đồng hồ(52) [(Karnow.)]. Minh Lớn hiểu rõ nếu Diệm và Nhu không được bốc ra khỏi nước ngay tức khắc, thì cuộc đảo chính sẽ xảy ra. Do vậy, chỉ còn một lựa chọn là hành quyết. Đối với một việc quan trọng như thế này, chắc chắn Mỹ có thể cung cấp ngay một máy bay ( tổng hành dinh chỉ huy cuộc đảo chính nằm trong câu lạc bộ sĩ quan tại sân bay Tân Sơn Nhất, nơ Mỹ có hàng chục nếu không muốn nói là hàng trăm máy bay có thể dễ dàng được giao nhiệm vụ này!). Nên nhớ Coein chính là người bật đèn xanh cho Minh Lớn, dựa trên những chỉ thị của chính phủ Mỹ, khởi đầu cuộc đảo chính; rồi cũng dựa trên những chỉ thị của chính phủ đó, Coein thông báo việv từ chối cấp một máy bay cho Diệm và Nhu ra đi an toàn, khiến Minh không còn cách nào khác hơn là ra lệnh giết Diệm và Nhu.
  Có thể Kennedy không khăng khăng đòi giết Diệm và Nhu, nhưng chắn hẳn ông cần họ chết. Nếu không, một khi đượv tị nạn chính trị ở đâu đó, họ sẽ đóng đinh Kennedy trên báo chí thế giới và thônh tin này sẽ được các đối thủ chính thị thuộc đảng Cộng Hoà lợi dụng để chống lại ông trong cuộc tái tranh cử tổng thống. Một nước Mỹ khiếp đảm cộng sản sẽ nghĩ gì về Kennedy sau khi đồng minh Diệm mới bị hạ bệ tung ra một chiến dịch bôi tro trát trấu vào mặt Kennedy? Bao nhiêu người sẽ bỏ phiếu cho Kennedy trong cuộc bầu cử sắp tới? 
 Không, truất phế chưa đủ.
  Diệm và Nhu phải bị giết, và phải là các tướng lĩnh của Diệm ra tay. Coein đã tác động đến việc này mà không cần khổ công gì cả. Một chú thích sau cùng về bản chất của Coein? Chưa đầy muời năm sau đó, E. Howard Hunt, gián điệp “đột nhập”(black-bag) của CIA đã cân nhắc kỹ việc tuyển Coein làm thành viê của nhóm chuyên đột nhập mà sau này khét tiếng với tên gọi Những tên đột nhập Watergate. Về chuyện này, Coein quả quyết: “Nếu có tôi, chúng ta làm ăn đàng hoàng hơn”.(53) [(Fussel, James A,” Coein....Lucien. Who Was He?”( Kansas City Star: 20.9.1998)]
  Cho nên có một nhận định khá rõ về Lucien Coein. Tránh né- thật chất là phớt lờ- người phụ trách của mình( Richardson, Giám đốc Phân bộ CIA tại Sài Gòn), Coein làm việc trực tiếp với Lodge, và Lodge làm việc trực tiếp với Kennedy. Thật sự, tác giả Neil Sheehan mô tả Coein đúng hơn hết: “Chỉ có vài gián điệp từng có được cơ hội leo lên đỉnh cao nghề nghiệp bằng việc sắp đặt cuộc lật đổ một chính phủ. Coein mang quyền lực của nước Mỹ để tác động các tướng lĩnh bắt họ phải tuân lệnh”.(54) [(Sheehan.)]
  Coein là sứ giả của thần chết đứng giữa lương tri của Nhà Trắng và cuộc cách mạng đã chôn vùi chính quyền hợp hiến Nam Việt Nam, một chính quyền mà Mỹ đã hết lòng ủng hộ từ năm 1954. Một đồng minh.
  Chúng ta vừa tìm hiểu qua về Coein, một diễn viên chính, bây giờ hãy nói về vài nhân vật khác, và đưa ra thêm vài luận điểm nằm chỉ ngón tay kết tội chính phủ Kennedy nói chung và Kennedy nói riêng. Nhưng trước hết hãy tóm tắt lại:
  JFK thực sự là kẻ thù kiên định của chủ nhgiã cộng sản, nhưng khi bộ mặt thật của Diệm bắt đầu lộ rõ- một kẻ khủng bố, một bạo chúa, một nguyên thủ quốc gia mà lại bắt bớ tăng ni và trẻ em đưa vào trại tập trung- Kennedy bị dội ngược về mặt chính trị, như bất cứ ai khác. Nhưng thay vì nói với dân chúng Mỹ: “Chao ôi, chúng ta đã phạm một sai lầm lớn ở đó. Thì ra cái tay Diệm này đang đàn áp một tôn giáo chiếm đa số, cho nên chúng ta cần phải làm điều gì đó,” Kennedy đã quyết định sử dụng đúng cái thủ đoạn đã cứu ông trong thời gian xảy ra vụ Khủng hoảng Tên Lửa Cuba:” các kênh thônh tin cửa sau” bí mật dàn xếp vấn đề. Kennedy đã hoàn toàn phớt lờ những người am hiểu tình hình nhất. Không ai trong giới quân sự và chính trị ở Mỹ thật sự ưa thích Diệm, nhưng chừng nào họ còn muốn ngăn chặn cộng sản tại Nam Việt Nam, thì Diệm vẫn được coi là vũ khí tốt nhất dưới mắt các cố vấn tiền phương tài giỏi nhất của Kennedy. Và rồi hoá ra, nhũng ông cố vấn này- chẳng hạn Đại sứ Nolting, Giám đốc Phân bộ CIA Riichard, Tướng Harkins phụ trách nhóm Cố vấn Viện trợ quân sự Mỹ, Giám đốc CIA John McCone và phụ tá William Colby- đều đúng. Nhà văn, nhà sử học, Gíao sư C.L.Corey nói về điều này rất ấn tượng trong bài báo ra tháng ba, 1999: “Chính quyền Kennedy và các phương tiện thông tin đại chúng, bằng cách tiêu diệt chính quyền Nam Việt Nam, đã biến cuộc chiến tranh trở thành con quái vật không đầu”(55) [(Corey, C.L, Whatever Shot Ngo Dinh Diem, It Couldn/t Have Been the Cia”, trong Insight on the News, 15.3.1999.)]
  Sau khi Diệm chết, miền Nam Việt Nam lần lượt phải chịu đựng những chế độ cai trị mục nát, bất hảo và chưa lúc nào chống lại có hiệu quả ảnh hưởng cộng sản ở trong nước- điều này Kennedy đã được các cố vấn thân Diệm của ông cảnh báo trước. Trước khi Diệm bị sát hại, nước Mỹ chỉ chứng kiến khoảng 150 quân nhân ngã xuống trong khi làm nhiệm vụ; sau khi Diệm bị giết chết, trong mười năm tiếp theo, nước Mỹ sẽ chứng kiến 58.000 nam nữ qâun nhân Mỹ chết. Cho dù bằng một cách gián tiếp, ngay cả sau khi chết, Kennedy vẫn phải chịu trách nhiệm về số người đã hi sinh này. Kennedy phớt lờ các cố vấn tiền phương của mình để lắng nghe những Ông ba nịnh hót trong Bộ ngoại giao vì họ đã vẽ ra một bức tranh dễ dãi nhất để ông được tái đắc cử. Hãy để các tướng lĩnh nổi dậy lật đổ Diệm và Nhu, họ nói lý thuyết với Kennedy, và hãy để các tướng lĩnh nổi dậy giết chết Diệm và Nhu... rồi thì mọi lo lắng về cuộc tái tranh cử của ngài sẽ được giải quyết.
  Con đường dễ dãi đối sánh với con đường ngoại giao.
  Kennedy đã chọn con đường thứ nhất.
  Một chuyên gia khác về Việt Nam, William J.Rust,nó một cách súc tích trong cuốn sách có lẽ đã mô tả chi tiết hơn bất cứ cuốn sách nào về lệnh hành quyết Diệm. “ Mặc dù các quan chức Mỹ ở Washington và Sài Gòn đã biết trước cuộc đảo chính và mối nguy hiểm mà Diệm có thể gặp phải, nhưng không có cuộc sắp đặt nào đưa Diệm ra nước ngoài.” Và “... mười bảy giờ sau khi nổ ra cuộc đảo chính, vẫn không thấy nỗ lực nào bốc Diệm bay ra khỏi nuớc”.(56) [(Rust, William J. Kennedy in Vietnam( Da Capo Press, New York, 1985)]
  Bạn vẫn chưa tin chắc rằng Kennedy và chính phủ của ông ta sốt sắng thúc đẩy một cuộc đảo chính chống lại một nước đồng minh sao? Hãy xem xét các bức điện văn trao đổi xuyên đại dương giữa Nhà trắng và Đại sứ quán Mỹ tại Sài Gòn, và cùng với nó, hãy nhìn những Ông ba nịnh hót đứng sau John F. Kennedy. Sau đây là một bức điện của Ngoại trưởng Dean Rusk gửi Lodge, vào hồi 12 giờ 4 phút rtưa ngày 1.11.1963- một giờ trước khi cuộc đảo chính bắt đầu: “Nếu cuộc đảo chính thành công, dân chúng ở đây sẽ rất tán thành và hiểu rõ hơn về mục đích của cuộc đảo chính nếu các tướng lĩnh và quan chức dân sự tiếp tục phát huy mạnh mẽ và công khai một kết luận được thông báo trên đài phát thanh của họ, rằng Nhu đã mặc cả với những người Cộng sản để phản bội sự nghiệp chống cộng” (57) [(Frus, Vol IV.)]
  Trong bức điện này Rusk cho Lodge biết rằng cử tri Mỹ sẽ được xoa dịu nếu Lodge yêu cầu các tướng đảo chính công khai tuyên bố rằng Nhu là người cộng tác với cộng sản.
  Tiếp đó là lời phát biểu của Roger Hilsman, Trợ lý Ngoại giao Phụ trách các Vấn đề Viễn Đông: “Nếu Diệm vẫn ngoan cố không chịu truất quyền Nhu, chúng ta phải đối mặt với nguy cơ bản thân Diệm cũng không thể được bảo đoảm an toàn.” Hôm đó là ngày 24.8.1963, hai ngày sau khi Lodge nhận nhiệm vụ Đại sứ(58) [(Herring, The Pantagon Paper.)]
  Trong bức điện gửi cho Lodge này, Rusk cũng yêu cầu được trao đổi thông tin với các tướng chống đối, đó là một dấu hiệu rõ ràng cho thấy chính quyền Kennedy tán đồng việc lật đổ một chính phủ đồng minh. Stanley Karnow nói một ẩn ý khá hay trong tiểu luận nổi tiếng của ông về chiến tranh Việt Nam: “Vì nó( bức điện tín) hàm ý, ít nhất là trên lý thuyết, rằng nước Mỹ( tức là Chíng phủ Kennedy) giành quyền thao túng một chính phủ phụ thuộc không tuân thủ các chuẩn mực của nó” (59). [(Karnow)]
  Ngày 29.8.1963, Lodge gửi bức điện sau đây cho Nhà trắng để xác định thái độ của chính phủ:” Chúng ta đã rơi vào một giải pháp không có đường thoái lui mà không mất mặt: lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm” (60) [(Frus, Vol IV.)]
  Hồ sơ lưu trữ quốc gia nói rất rõ ràng, hiển nhiên và xác định nước Mỹ, dưới quyền Tổng thống Kennedy, bị rơi vào chuyện gì – trù liệu một cuộc phá hoại ngầm và đi đến lật đổ tổng thống của một nước đồng minh mà Mỹ đã bỏ ra hàng tỉ đô la và hy sinh một trăm sinh mạng để ủng hộ.
Đến phút chót khi quả bóng đã lăn, ông sợ hậu quả nếu cuộc đảo chính thất bại( phần nào giống với sự dè dặt đã khiến ông nuốt lời vào phút chót không cho quân yểm trợ trong vụ xâm nhập Vịnh Con Heo, khiến bao nhiêu nỗ lực[ mà ông ta đã biết và chuẩn y ngay từ đầu] biến thành thảm hoạ và là nỗi phiền toái duy nhất của ông ta trước công chúng). Dù vậy, chẳng bao lâu sau sự phê chuẩn của ông ta đã trở nên rõ ràng, khi đích thân ông đánh điện cho Lodge và nói rằng: “Nhưng một cuộc đảo chính đặt dưới sự lãnh đ5o của những người có trách nhiệm bắt đầu... thì chính vì quyền lợi của nước Mỹ mà nó phải thành công” (61) [(Karnow.)]
  Trong cuốn phim tài liệu đặc sắc Việt Nam: Thiên sử Truyền hình, Lodge được phỏng vấn vài năm trước khi mất năm 1985, và ông đã phát biểu một cách cứng cỏi rằng “Tôi đã sống với cuộc đảo chính đó trong nhiều tuần (phải nói là nhiều tháng chứ, Henry) tuy nhiên tôi không thể nói là tôi ngạc nhiên... mà đúng là thú vị khi được chứng kiến cảnh người ta bắn lẫn nhau”.
  Chứng kiến cảnh người ta bắn nhau là một điều thú vị? Một người thông minh như Henry Cabot Lodge không thể im lặng hay sao mà lại phát biểu một câu lố bịch như vậy? Rồi còn nói “Tôi đã sống với cuộc đảo chính đó trong nhiều tuần...” Ở đây Lodge cố liều phản bác chuyện ông ta đã tiếp tay kích hoạt cuộc đảo chính. Sự ttực được tài liệu xác chứng là Lodge đã thúc đẩy cuộc lật đổ này không phải chi trong nhiều tuần mà trong nhiều tháng, thậm chí trước các cuộc họp ở Nhà trắng có ông tham dự, trước khi ông được phái tới Sài Gòn hồi tháng 8 năm 1963.
  Seymour Hersh, trong cuốn sách kỳ lạ The Dark Size of Camelot (“Mặt tối của Triều đình Camelot”), trích dẫn nhiều đoạn hồi ký chưa công bố của Lodge để lại sau khi chết, “Tôi được lệnh gửi các bức điện trực tiếp đến [Tổng thống Kennedy],(62) [(Hersh,)] thêm nhiều bằng chứng cho thấy Kennedy chỉ thị cho Lodge phá hỏng các kênh chính thống để sử dụng các kênh “cửa hậu” và thận trọng không để cho các sĩ quan chỉ huy Mỹ ở Nam Việt Nam và những chính khách hoạt động tiền phương ph2n đối giải pháp của Kennedy biết kế hoạch ủng hộ cuộc đảo chính.
  Như đã nói trước đây, kế hoạch của JFK sẽ không thành nế Diệm và Nhu sống sót sau cuộc đảo chính- và họ đã chết- mặt khác kế hoạch cũng sẽ không thành nếu có một vài thành viên khác trong gia đình Diệm hoặc sống sót hoặc không bị vô hiệu hoá hoàn toàn. Bà Nhu nhiều tai tiếng (chúng ta sẽ biết thêm về con người này sau) đang đi du thuyết ở Mỹ lúc xảy ra đảo chính, đã tìm mọi cách – nhưng không được – nài nỉ Mỹ ủng hộ sự nghiệp của của Nam Việt Nam; bà an toàn đứng ngoài cuộc đảo chính và chắc hẳn không thể bị giết chết đột ngột (như nhiều nhân chứng vụ ám sát Kennedy chẳng hạn) bởi vì bà quá nổi bật lúc bấy giờ. Tuy nhiên, Lodge lo liệu các con của bà tránh được nguy hiểm; ông ta đưa họ ẩn trốn trên núi ngay trước cuộc đảo chính, sau đó thu xếp cho họ bay qua Rome. Riêng anh cả của Diệm, Tổng Giám mục Thục, được triệu hồi một cách dễ dàng về Vatican ngay sau khi JFK tiếp kiến giáo hoàng hồi tháng Sáu. Và còn có một người em khác cuỉa Diệm, Ngô Đình Cẩn, người được coi là “lãnh chúa” ở Miền Trung Việt Nam. Nhân vật này là một câu chuyện khác- ông ta tỏ ra rất có chính kiến và lớn tiếng nói về những toan tính của Mỹ can thiệp vào chính phủ độc lập của Diệm. Tuy vậy, trong thới gian xảy ra đảo chính, Cẩn nhận ra tình trạng gay go của mìng bên liên lạc với Lodge xin được tị nạn chính trị, vì biết rằng nếu bị bắt, phe của Minh Lớn sẽ giết ông. Lodge sẵn lòng đáp ứng hoặc có vẻ như vậy. Lodge chỉ cho Cẩn trốn trên một máy bay Mỹ, trong mộtkhoang dành cho người đưa thư ngoại giao, rồi sẽ được bốc bay đi an toàn rời khỏi nước tới Philippines. Nhưng ngay khi Cẩn trốn được lên máy bay thì chuyến bay chợt đổi hướng rồi được lệnh hạ xuống căn cứ không quân Tân Sơn Nhất nơi lính Mỹ của Minh Lớn đang đợi. Cẩn bị bắt ngay lập tức và về sau này bị một đội hành quyết bắn chết(63) [(Sheehan.)]. Lodge đã lừa đưa Cẩn vào nanh vuốt của chính quyền mới, và họ không có lựa chọn nào khác hơn là sát hại ông ta.
  Còn đây là một bằng chứng khác về bản chất khác hai mặt trâng tráo đến xấu hổ của Lodge. Sau cuộc đảo chính, ông đại sứ đáng kính đi rêu rao và quả quuyết với người Mỹ rằng nước Mỹ hoàn toàn trong sạch trước cuộc đảo chính Diệm và kết cục đẫm máu của nó. Ông viết trên tờ New York Times ngày 30.6.1964:” Cuộc lật đổ chế độ Diệm thuần tuý là chuyện nội bộ của người Việt Nam. Chúng ta chưa bao giờ tham dự vào việc bàn mưư tính kế. Chúng ta chưa bao giờ đưa ra một lời khuyên. Chúng ta không làm bất cứ điều gì liên quan đến nó” (64) [(Karnow)]. Nhưng mà hãy xem dòng chữ sau trong bức điện tính Lodge gửi cho Nhà trắng chỉ năm ngày sau khi Diệm và Nhu bị giết: “... mảnh đất nơi hạt giống đảo chính đang lớn mạnh là do chúng ta vun xới và cuộc đảo chính sẽ không thể xảy ra nếu không có sự chuẩn bị của chúng ta” (65) [(Frus, Vol IV.)]. Tất cả đều xuất phát từ chính một người mà sau này sẽ khẳng định với người Mỹ rằng chính phủ Mỹ không làm bất cứ điều gì liên quan đến nó”. Có nhân nhượng lắm thì cũng phải gọi đây là một lời dối trá khủng khiếp.
  Bây giờ, chỉ để sáng rõ hơn, chúng ta hãy nhìn lướt những diễn tiến ở Việt Nam sau khi cuộc đảo chính do Mỹ nuôi dưỡng diễn ra, vì theo như đánh giá của Kennedy và Bộ ngoại giao của ông ta thì cuộc xâm lăng của cộng sản sẽ không thể ngăn chặn được nếu còn chính quyền Diệm. Diệm cầm quyền trong chín năm, còn người kế nhiệm ông ta, Minh Lớn, sẽ chỉ tại vị được hai tháng trước khi chính ông ta bị phe quân đội của ông lật đổ. Sau đó, trong mười một mămtiếp theo, cuộc xung đột Việt Nam leo thang thành một cuộc chiến tranh toàn diện sẽ cướp đi sinh mạng 58.000 người Mỹ và hàng triệu người Vệt Nam ở cả hai miền- cuộc chiến tranh duy nhất mà người Mỹ sẽ thất bại và là một trong những vết nhục đen tối nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Chức vụ tổng thống Nam Việt Nam sẽ trở thành miếng mồi béo bở: các ông tướng thối nát lần luợt lên ngôi sau những trang giành đấu đá lẫn nhau nhằm chiếm cho được chiếc ghế cao trọng nhất trong Dinh Tổng thống và tận hưởng giàu sang.
  Nói cách khác, phải thừa nhận rằng những người kế vị Diệm sẽ không bao giờ giữ được phòng tuyến chống chủ nghĩa cộng sản như Diệm đã làm. Cái chết của Diệm là tiền đề dẫn tới cái chết ở miền Nam Việt Nam. Thời gian cho thấy những người phản bội như Tướng Paul Harkins. Giám đốc CIA McCone, và cựu Đại sứ Nolting đã có lý. Có thể Diệm không phải là nhà lãnh đạo tốt nhưng chắn chắn là tốt hơn bất cứ kẻ nào thay thế – như một thập kỷ đẫm máu, chết chóc, và kinh hoàng sau đó sẽ chứng minh – và mặc dù cách đối xử của Diệm với người Phật giáo là hoàn toàn không chấp nhận được, thì thêm nhiều sức ép ngoại giao nữa chắc chắn sẽ buột đượv Diệm và Nhu chấm dứt những cuộc tấn công đàn áp. Xét cho cùng, điều ưu tiên hàng đầu ở Nam Việt Nam là cố gắng tránh khỏi chế độ cộng sản, và Diệm đã làm được điều này. Vì vậy, “giải pháp” của Kennedy thực sự đã giúp huỷ hoại mục đích ban đầu đó. Diệm bị giết bởi vì sự đàn áp số đông người Phật giáo của ông đe doạ những hy vọng tái tranh cử của JFK, nhưng điều đáng lưu ý là sau cái chết của Diệm, việc đàn áp Phật giáo vẫn không dừng lại; trong thực tế vẫn có thêm nhiều sư sãi tự thiêu để phản đối chính quyền sau khi Diệm bị tống tiễn (66) [(Bouscaren, Anthony T., The Last of the Mandarins: Diem of Vietnam( Duquensne University Press, Pittbiurgh, 1965)].
  Sự đồng loã trực tiếp của Mỹ trong cuộc đảo chính Diệm không thể phủ nhận được, và bằng cách phớt lờ những đề xuất cụ thể của đội ngũ cố vấn và CIA, Kennedy dựng lên một nhóm trợ thủ đặc biệt, họ sẽ bí mật thực hiện quyết tâm của ông là lật đổ đồng minh. Và tòan bộ tâm trạng của JFK, vì rằng Diệm và Nhu đã chết, có thể tìm thấy trong dòng cuối cùng của bức điện ông ta trực tiếp gửi đến Lodge ngày 6.11.1963. Tôi khẳng định sự đánh giá cao đối với một công việc được hoàn thành tốt đẹp, John F. Kennedy(67) [(Frus, Vol. IV.0)].
 NHỮNG MÂU THUẪN

“Chính phủ [Mỹ] đã sát hại Diệm”- RICHARD M. NIXON (68) [(“Tapes Reveal Nixon Blaming JFK in Killing” The Times – Picayune, 26.2.1999)].

  Tới đây, chúng ta sẽ dừng lại một chút và xem xét vài sự kiện có vẻ khó tin liên quan đến những tài liệu mà tới giờ chúng ta đã tán thành đưa ra:
  1) Thoạt tiên Kennedy không biết chắc cuộc đảo chính có phải là ý tưởng tốt hay không: Minh Lớn và những kẻ âm mưu đã hoãn cuộc đảo chính vài lần, khi những thông điệp mật mà Coein nhận được từ Nhà trắng cho thấy nỗi nghi ngại về khả năng thành công. Nếu cuộc đảo chính thất bại, JFK và các quan chức Bộ Ngoại giao sẽ gặp nhiều rắc rối; bởi vậy, sự dao động lúc đầu không chỉ diễn ra trong tâm trí Kennedy mà còn trong những bức điện tín trao đổi giữa Washington và Sài Gòn. Cũng thái độ chập chờn và thiếu quyết đoán này đã gây nhiều khó khăn cho JFK trong vụ xâm nhập Cuba, và bây giờ, chúng ta lại chứng kiến một cái gì tương tự. Mới phút trứơc Kennedy còn sôi nổi với cuộc đảo chính, thì phút sau ông đã nguội lạnh. Những độc giả tò mò khi đọc kỹ nội dung các bức điện của Bộ Ngoại giao trong Foreign Relation of the United States, 1961-63, Tập IV chắc hẳn sẽ tìm thấy nhiều đoạn văn, nhất là trong các bức điện Nhà trắng gửi cho Lodge, cho thấy sự bất an về cuộc lật đổ Diệm sắp xảy ra, cộng với những ý kiến nói rằng Lodge nên ép các tướng nổi dậy trì hoãn cuộc đảo chính. Đây hoàn toàn là sự thật và không thể phủ nhận. Nhưng thời điểm cuối cùng là một chuyện hoàn toàn khác. Dấu tay Kennedy, do dự hay quả quyết, đã để lại trên toàn bộ cuộc đảo chính. Nói rằng JFK vô can là khônh thể được, và cũng là vô lý về mặt chính trị. Làm thế nào mà cả Lodge, Rusk lẫn Harriman, Hilsman tự ý sắp đặt việc lật đổ Diệm và tìm mọi cách giữ kín không cho Kennedy biết ngay cả khi Kennedy được Harkins, Nolting, Richardson, Giám đốc CIA McCone và nhiều người khác thường xuyên đưa ra lời khuyên chống lại cuộc đảo chính? Không thể được. Với kết cục Diệm và em trai nằm chết trong chiếc xe bọc thép M 113 của Mỹ, Kennedy và Bộ Ngoại giao của ông đã hài lòng với kết quả đó. Nếu Kennedy không hài lòng, thử hỏi làm sao ông gửi điện tín cho Lodge hôm 6…11.1963, viết: “Tôi khẳng định sự đánh giá cao đối với một công việc được hoàn tất tốt đẹp.”?
  2) Bạn có chắc là Richardson, Giám đốc Phân bộ CIA ở Sài Gòn, phản đối cuộc đảo chính Diệm? Vâng, quả đúng vậy. Richardson lúc nào cũng ủng hộ Diệm hết lòng với một lý do như tướng Harkins và Đại sứ Nolting: Diệm không giỏi, nhưng ông ta vẫn là người tốt nhất khả dĩ đương đầu với việt cộng, và chính vì mục đích đó mà người Mỹ ủng hộ Diệm. Khủng hoảng Phật giáo có thể chữa chạy kịp thời bằng sự giải hoà đích thực và sức ép ngoại giao. Tuy nhiên, sự thực là có một bức điện tín được biết đến nhiều nhất trong cái tên gọi là Pentagon Papers (“Hồ sơ Lầu Năm Góc”) (một tập tài liệu về chính sách ngoại giao của Mỹ liên quan đến chiến tranh Việt Nam rất thú vị và rất được dư luận chú ý) được Richardson chuyển đi ngày 28.8.1963. Và đây là những đoạn trích quan trọng nhất: “Tình hình ở đây đã đến mức không thể lùi được nữa ... Cuộc họp giữa Coein và Tướng Khiêm (một trong những chiến hữu của Minh Lớn) cho thấy đa số áp đảo trong hàng ngũ các tướng lĩnh ... đã thống nhất ... Chúng tôi hiểu nỗ lực này [đảo chính] phải thành công và về phần mình, chúng ta buộc phải làm bất cứ điều gì cần thiết”. Đủ rồi. Tới đây chúng ta có nhân vật chủ chốt của CIA ở Sài Gòn hoàn toàn đứng đằng sau cuộc đảo chính chống Diệm, mặc dù trước đó vài tháng ông ta phản đối. (Richardson quan hệ rất tốt với Diệm và Nhu). Điều này có thể do vài nguyên nhân. Có lẽ theo thời gian Richardson đã thật lòng thay đổi ý kiến. Hoặc có thể Richardson đang hiệu chỉnh những bức điện tín của mình vì giờ đây ông biết rằng cuộc đảo chính là không thể tránh được. Hay có lẽ Richardson chỉ đơn giản quyết định tuân theo kế hoạch của Kennedy để khỏi bị sa thải (sau khi Đại sứ Nolting bị cách chức, Richardson biết sắp sửa đến lượt ông), nhưng ý định này thất bại bởi lẽ Richardson bị triệu hồi vào tháng Mười. Tuy vậy, điều đó không quan trọng phải không? Richardson là một giám đốc tiền phương giỏi, có thành tích tốt trong “ngành”, và ông ta bị lôi kéo về vì cùng quan điểm với Nolting và Harkins. Nhưng tính chất quan trọng thực sự của bức điện này thì quá rõ: có thêm bằng chứng cho thấy Coein, một điệp viên của chính quyền Mỹ, đang bí mật tiếp xúc với các tướng mưu loạn – có thêm chứng cớ về sự dính líu của Mỹ vào cuộc lật đổ một nguyên thủ quốc gia đồng minh.
  3) Không phải mọi người đều biết rằng điệp viên CIA E. Howard Hunt thực sự đã nguỵ tạo một số tài liệu của Bộ ngoại giao để cho thấy Kennedy vướng vào cuộc thảm sát Diệm? Vâng. Trong Plausible Denial (“Lời phủ nhận đáng tin”), tác giả / luật sư Mark Lane có dịp chất vấn Hunt trong một phiên toà về tội phỉ báng. Nhiệm vụ của Lane là vạch trần sự dối trá của Hunt trước bồi thẩm đoàn, và ông đã làm việc này với phương pháp tinh thông bằng cách buộc Hunt thú nhận một loạt lời dối trá và lừa lọc. Nhưng trong thời gian chất vấn, Lane còn rất khéo léo làm cho Hunt thừa nhận đã giả mạo một số bức điện của Bộ ngoại giao khiến người đọc tin rằng Kennedy ra lệnh ám sát Diệm. Hunt làmviệc này với sự thông đồng của phụ tá Chính phủ Nixon là Charles Colson. Hunt ngụy tạo những bức điện này bằng máy đánh chữ của ông cho có vẻ đáng tin, rồi tìm cách công bố như thật trên báo Times và Life(69) [(Lane, Mark, Plausible Denial (Thunder’s Mouth Press, 1991))]. Quá khứ mờ ám của Hunt không có gì bí mật (ông ta từng tiếp tay tổ chức một vụ đột nhập Watergate đầy tai tiếng), và cũng không còn lạ gì sự thù hằn của ông đối với John Kennedy (Hunt hoàn toàn đổ lỗi cho Kennedy về thất bại trong vụ Vịnh Con Heo, và càng coi thường Kennedy hơn nữa trước việc ông giảm bớt quyền hành của CIA tại Việt Nam) / Tuy nhiên, điều đáng lưu ý là những bức điện do Hunt ngụy tạo không phải là những bức điện của chính phủ mà chúng ta trích dẫn trong cuốn sách này. Hunt không ngụy tạo ra tập IV Foreign Relations of the United States, 1961 –1963, gồm 793 trang hồ sơ về sách lược ngoại giao của chính phủ trong khoảng từ tháng Tám đến tháng Mười hai,1963: ông ta ngụy tạo nhiều tài liệu đối ngoại và tìm cách làm cho người ta tưởng thật. Nói cách khác, sự giả mạo của Hunt không nằm trong tập IV Foreign Relation United States, 1961 –1963, cũng không có mặt trong bất cứ hồ sơ lưu chính thức nào. McCoy đã nói hết bằng sự thực. Những ai còn nghi ngờ sự đồng lõa của Kennedy trong cuộc lật đổ Diệm chỉ cần đọc lại hồ sơ chính phủ chứa đựng hàng trăm trang điện văn trao đổi qua lại, sẽ thấy rõ Kennedy và các thành viên chính phủ đã khuyến khích, vận động, và xúi giục Minh Lớn cùng các tướng lĩnh của ông ta truất phế Diệm và Nhu, một động thái dứt khoát dẫn đến cái chết của hai người này đồng thời nhanh chóng giúp Kennedy thoát khỏi búa rìu dư luận quốc tế.
  4) Phải chăng có những mâu thuẫn trong một số cuốn sách lịch sử viết về cái chết của Diệm và Nhu, đặc biệt là sự từ chối trưng dụng một chiếc máy bay đưa anh em họ Ngô đi tị nạn chính trị của Coein? Có và có, nhưng kết cục vẫn vậy. Những chi tiết tỉ mỉ về vụ ám sát Diệm và Nhu bị giấu kín một cách khéo léo. Tuy vậy, không có gì để bàn cãi nữa, chính Minh Lớn đã ra lệnh giết họ. Chỉ có thể tranh luận là Minh Lớn có tự ý ra lệnh hay không hoặc ông ta có bị buộc phải làm thế hay không sau khi Coein nói khó có thể cấp một máy bay trong vòng hai muơi bốn tiếng đồng hồ. Một số cuốn sách lịch sử đặc sắc đã nê những chi tiết khác nhau đôi chút liên quan đến vụ thảm sát thực sự đã xảy ra. Chúng ta hãy lướt qua hai trong số những cuốn sách hay nhất cho tới bây giờ viết về Chiến tranh Vịêt Nam: A Bright Shining Lie (Lời nói dối toả sáng) của Neil Sheehan và Vietnam: A History (“Việt Nam: Một thiên sử”) của Stanley Karnow, cả hai đều là những câu chuyện kể khai thác rốt ráo các tài liệu và có độ dài như Kinh Thánh. Trong sách của Sheehan, tác giả quả quyết rằng Minh Lớn ra lệnh cho một thiếu tá giết hai anh em họ Ngô. Viên thiếu tá bắn họ bằng súng lục bên trong chiếc xe bọc thép, sau đó vài người lính cuồng điên dùng lưỡi lê đâm nhiều nhát lên xác của Nhu(70) [(Sheehan)]. Sách của Karnow kể cặn kẽ hơn, một thiếu tá thiết giáp (Nghĩa) và một vệ sĩ chuyên nghề giết mướn của Minh (Nhung) được phái đi bắt Diệm và Nhu theo lệnh của tướng Xuân, người có mối bất mãn cá nhân với Diệm vì bị đối xử phân biệt trong công việc. Nhưng ngoài ra, Minh Lớn còn ra lệnh cho Nhung giết Diệm và em ông ta. Theo lời kể của Karnow, Nghĩa bắn hai người đàn ông bằng súng tự động đặt trên tháp pháo (có sự nhầm lẫn, bởi vì xe bọc thép M113 không có tháp pháo; nó chỉ có một ổ súng trên đó thường gắn khẩu súng máy M2.50, là loại vũ khí chủ lực; lời tường thuật của Karnow dường như muốn ám chỉ rằng thoạt đầu Diệm và Nhu bị bắn khi vẫn còn ở bên ngoài xe, đều này là không thể được vì sự hiện diện của nhiều nhân chứng và sự hỗn độn sau đó, còn Nhung bắn bằng loại súng gì không rõ và sau đó lấy dao găm đâm tới tấp vào hai cái xác (71) [(Karnow)]. Tuy nhiên những chi tiết dù khủng khiếp mấy cũng không quan trọng. Vấn đề là Diệm và Nhu, tin rằng mình sẽ được an toàn rời khỏi đất nước, đã bị hành hình một cách dã man. Mặc dù vậy, dường như có sự không thống nhất liên quan đến Coein và chiếc máy bay. Karnow thuật lại rất rõ ràng rằng Coein tuyên bố tuyệt đối không thể cấp một chiếc máy bay cho Diệm và Nhu rời khỏi nước(72) [(Karnow)], một lời tuyên bố man trá bởi vì thật ra nhiều máy bay Mỹ đang nằm ở sân bay, mà một trong số đó, thông qua Lodge, đã được cấp không chút rắc rối cho Cẩn, em của Diệm, và như chúng ta biết đó đúng là chiếc máy bay cuối cùng Cẩn sẽ được ngồi lên. Đây nữa, Seymour Hersh trong Dark Size of Camelot cũng dẫn ra nhiều chi tiết tương tự, rằng Coein, vào năm 1975, khai rõ Minh có yêu cầu ông cấp một máy bay để bốc Diệm trốn đi nhưng Coein từ chối lời yêu cầu viện cớ không thể trưng dụng. Rồi Hersh kết luận một cách mạnh mẽ ...” vì Coein biết Diệm đang ở trong tay một đám quân nhân mà họ sẽ giết ông ta. Trong bất kỳ tình huống nào, một chiếc máy bay thích hợp có thể dễ dàng được cấp trước nhưng rồi không có. Jack Kennedy đã gạch tên Diệm, và mọi người ở Sài Gòn đều biết như thế”(73) [(Hersh)]. Tuy nhiên, có một điều còn thú vị hơn nữa tìm thấy trong chính cuốn sách điều tra tỉ mỉ này, là Coein, trong một cuộc phỏng vấn vào năm 1996, đã phát biểu rằng không hề mảy may nghi ngờ về chuyện Minh Lớn lập kế hoạch giết Diệm và Nhu, nên ông (Coein) đã lập tức báo lại ngay cho Lodge biết thông tin này(74) [(Hersh)], và Lodge trực tiếp báo với Kennedy. Coein nói láo? Dù gì đi nữa thì ông ta cũng dính líu quá nhiều vào âm mưu được Mỹ hậu thuẫn này như ông ta đã từng thú nhận khi trả lời phỏng vấn trong Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình rằng ông đã “bật đèn xanh” của Mỹ cho những kẻ chủ mưu nổi dậy đảo chính. Nhưng một lần nữa, đoạn kết này hầu như không có gì đáng để ý. Đây chỉ là một dẫn chứng mạnh mẽ hơn cho thấy Kennedy muốn Diệm và Nhu biến khỏi chính trường, và ông ta sử dụng những thành viên nội các ba phải và tin cậy nhất để ủng hộ mưu đồ đó của Minh Lớn nhằm đạt kết quả này. Không cần phải quan tâm đến sự bất nhất trong lới khai và trả lời phỏng vấn của Coein, trong mọi trường hợp ông ta luôn cho thấy mình là quân cờ mạnh có thể thực hiện ý muốn loại bỏ Diệm và Nhu của chính phủ Kennedy.
( Còn tiếp)
   Vụ ám sát Ngô Đình Diệm và J.F.Kennedy ( 1,2,3,4,5,6,7,8,9)


2 nhận xét:

  1. Cho đến bây giờ những bí mật xung quanh vụ ám sát Tổng thống Mỹ vẫn chưa có lời giải đáp, liệu có vấn đề gì xoay quanh vụ này?

    Trả lờiXóa
  2. Những bí mật xung quanh vụ ám sát Tổng thống Mỹ sẽ đi vào dĩ vãng

    Trả lờiXóa