Hồi thứ 3 : Bạch Đằng Giang nổi giận, Lưu Cung phách tán hồn xiêu.
Một ngày đông rét năm 938, một chiếc thuyền nhỏ từ ngoài biển cập bờ, trên thuyền có khoảng 10 người, nhìn cách ăn mặc thì đoán có thể là ngư dân trong vùng. Nhóm người ấy vừa xuống thuyền thì thấy cảnh lạ, có đứa trẻ ở trên bãi biển cứ mải miết đào hố, mỗi hố sâu chừng hơn 1 tấc, rộng 3 tấc, dài 15 tấc, lúc ấy cậu ta cũng đã kịp đào hơn 100 hố như vậy.
Thấy lạ, một người trong nhóm tiến lại đứa trẻ hỏi :
- Ngươi đang làm gì vậy ?
- Tôi đào hố chôn người.
- Hố chôn người sao bé vậy ?
- Chôn quân Nam Hán
Lúc này người kia bỗng nhiên tím tái mặt mày, nhưng liền đó cố trấn tĩnh lại hỏi tiếp:
- Sao lại là quân Nam Hán ?
- Ông không biết sao, quân Nam Hán đang vào đây bằng đường biển, Ngô Quyền, Ngô tướng quân đã mai phục sẵn ở sông Bạch Đằng rồi, thằng giặc Hoằng Tháo lần này chết chắc.
- Quân Ngô Quyền đông không ?
- Đông lắm !
- Bao nhiêu ?
- Khoảng 4-5 ngàn người
Lúc này người kia sắc mặt từ tái tím lại chuyển quang rạng rỡ, y bỗng nhiên há miệng cười lớn sau đó xua những người còn lại lên thuyền hướng ra biển.
Lại nói chuyện Ngô Quyền, khi ấy họp các tướng để định kế lần cuối, các tướng đông đủ, chia nhau ngồi đâu vào đấy, Ngô Quyền nói :
- Ta xem, Hoằng Tháo vốn chẳng phải hạng kém trí, quân Nam Hán mới thất trận không lâu nên chẳng lý gì giao đại quân cho một đưa thất phu để phục thù. Đồ rằng, khi thuyền chiến đến ngoài cửa biển hắn sẽ cho người dong thuyền nhỏ vào đất ta để do thám tình hình.
Lúc này Ngô Quyền kể lại chuyện đứa trẻ và những người ngư dân, các tướng nghe xong ô lên cười không ngớt, được một lúc Ngô Quyền đưa tay ra hiệu im lặng rồi nói tiếp :
- Đứa trẻ ấy chẳng ai khác chính là Bộ Lĩnh, con của Công Trứ tướng quân, còn đám ngư dân kia lại chính là do thám của Hoằng Tháo vậy. Quân do thám về báo, tất Hoằng Tháo càng muốn thốc quân vào đánh, phàm người trẻ cầm đại quân dễ sinh kiêu mạn, muốn đánh nhanh thắng nhanh. Theo đà đó chỉ hai ngày nữa thôi là quân Tháo sẽ vào cửa sông.
- Xin chủ tướng sớm điểm binh - Cảnh Thạc nghe thế liền đứng ra nói -
- Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận vốn là dân vùng này, giỏi bơi lặn lại rành rẽ các chổ hiểm yếu, nay ta giao cho Dương Tam Kha lãnh 5000 quân dưới sự chỉ điểm của Đào Nhuận chia nhau đóng ở bên tả ngạn, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập lãnh 5000 quân dưới sự chỉ điểm của Nguyễn Tất Tố chia nhau đóng ở bên hữu ngạn. Các tướng nên dàn quân cho đều, chia quân thành các tiểu đội nhỏ, mỗi tiểu đội lại phân công công việc sao cho khéo để khi vào trận không dẫm chân nhau. Nguyễn Tất Tố xong việc thì về đây hội với Phạm Bạch Hổ, 2 người lãnh lấy 400 quân và 100 thuyền nhỏ nhận trọng trách dẫn dụ quân Hoằng Tháo vào bãi cọc ngầm, cứ 4 người một thuyền, gần với địch rồi thì dùng cung tên nhỏ yếu mà bắn, Bạch Hổ chỉ huy, khi ấy tùy hoàn cảnh mà làm hiệu tiến lui sao cho địch chẳng nghi. Địch vào đến bãi cọc, lúc đó thêm viện quân đánh thốc trở lại cự không cho địch tiến. Đinh Công Trứ lãnh lấy 1000 quân và 200 thuyền nhỏ, một phần quấy rối hậu quân của địch khi địch vào trận địa của ta, một mặt chặn không cho địch gọi cứu viện. Đến trưa khi địch đã nằm trọn trong vòng vây, đúng lúc nước rút mạnh nghe hiệu của ta nhất tề giết giặc. Các tướng còn thắc mắc gì không ?
- Chủ tướng! - Bạch Hổ đứng ra nói - tên đã quấn mồi lửa, nhưng là loại mồi lửa thông thường, chỉ e hôm ấy trời lạnh gió to, trên sông khí ẩm, kế hỏa công khó diệt gọn được giặc.
- Việc ấy ta đã liệu sẵn, ta quyết một trận với giặc ở cữa sông này, lại để Kiều Công Hãn đóng quân lại ấy là ý gì. Phía bắc nước ta có cây Trám Đen, nhựa cây này thơm mà lại dễ cháy, ta đã nhờ Kiều tướng quân huy động binh sỹ lấy đủ dùng. Lại nữa, để giữ ấm và chống tên của địch, hậu quân đã kịp cho làm hơn 5 ngàn bộ áo choàng bện bằng vỏ cây cho các binh sỹ cận chiến với giặc, loại áo này ở đất Hoan Châu rất thịnh. Sáng nay Kiều Công Hãn đã kịp đến hội quân, Bạch Hổ chớ lo.
- Vẫn là chủ tướng chu toàn.
- Tốt lắm, các tướng lãnh binh, theo kế hoạch mà làm, tiệc rượu ta đã cho chuản bị.
Phần Hoằng Tháo khi ấy, quân do thám về báo, lấy làm đắc chí lắm, nói với các tướng :
- Quả thực chẳng ngoài dự đoán của ta, Ngô Quyền đã bày cơ quan mai phục, nhưng ta xem như cáo chồn cản đường hổ chạy thôi. Các người hiệu cho các thuyền mạnh tay chèo, 2 ngày nữa kịp đến cửa sông Bạch Đằng, neo ở đó liền 5 ngày, quân mai phục chờ mãi không thấy tất loạn đội hình, lúc này 2 đạo tả hữu đổ bộ lên mặc sức chém giết.
Hai ngày sau, vừa tới cửa sông Bạch Đằng, quân Nam Hán y lệnh neo thuyền lại án binh bất động. Giờ Tý canh Ba đêm ấy, bỗng đâu có một toán thuyền nhỏ đốt đuốc tiến đến, lại dùng cung tên bắn vào, Hoằng Tháo đang yên giấc nghe tiếng quân sỹ nhốn nháo liền trở ra mạn thuyền. Một mũi tên nhắm thẳng Tháo lao tới, Tháo tránh không kịp, mũi tên chạm vào giáp của Tháo thì rơi xuống đất. Tháo nhặt mũi tên lên, ngửa mặt mà cười :
- Thì ra sức quân Việt cũng chỉ có thế này, ta đã quá cẩn thận với chúng rồi.
Nói rồi liền hiệu cho toàn quân nhổ neo, nhắm thẳng cửa sông mà vào. Toán thuyền nhỏ khi ấy thấy bị đuổi theo thì liền rút, chốc chốc lại quay ngược lại bắn tên. Tháo thấy thế lại dục quân chèo nhanh hơn, lại lệnh cho lính tiễn bắn ra.
Quân trên thuyền nhỏ liền lấy ván gỗ che thân lại, tắt đuốc rút lui sâu vào trong. Quân Nam Hán thấy địch rút thì không bắn tên nữa. Được lúc sau toán thuyền nhỏ ấy lại sáng đuốc tiến lại gần bắn tên, Tháo lại lệnh cho quân đuổi theo bắn tiễn.
Giằng co như thế, kẻ đuổi người rút đến gần trưa hôm sau, bỗng đâu từ hai bên bờ đổ ra hơn 500 thuyền nhỏ bắn tên liên tiếp vào đội thuyền của Tháo, phía hậu quân của Tháo cũng bị 200 thuyền nhỏ từ đâu kéo đến phục kích. Quân Tháo khi ấy rối loạn, đầu đuôi không biết tiến thế nào. Tháo liền lệnh :
- Các ngươi giữ vững đội hình, tạm thời không tiến thêm, chưa biết Ngô Quyền cầm đại quân sẽ đánh phía nào, chờ hắn lộ diện lúc ấy thốc thẳng hướng đó mà đánh.
Nói vừa dứt lời thì đã thấy một chiến thuyền lớn tiến phía quân Tháo, thuyền ấy cao hơn một trượng, rộng hai trượng, dài năm trượng, phía trước mũi thuyền có một tướng mặc áo bào oai vệ, mắt sáng như chớp, uy dũng vô cùng, tướng ấy chính là Ngô Quyền, kế bên Ngô Quyền có đứa trẻ vai khoác cung tên, đứng chống hai tay vào hông, gương mặt khôi ngô, ánh mắt đanh thép, đó chính là Bộ Lĩnh.
Tháo vừa thấy thế thì thoáng đã rùng mình, một nỗi sợ khó tả dâng lên trong lòng hắn, một lát sau hắn mới định thần lại, xốc chiếc áo choàng lên vai, thét lớn :
- Ngô Quyền, ngươi ...
Lời chưa nói dứt, bỗng hắn lảo đảo hai chân, khi ấy nước sông rút mạnh chảy xiết, Tháo cố lấy lại thăng bằng thì nghe tiếng "Khập ! Khập ! Khập !", thuyền của hắn đứng khựng lại chẳng thể tiến lui, nhìn ra phía sau đã thấy đội thuyền nghiêng ngã quân tướng rối loạn.
- Chuyện gì ? - Tháo hét lên -
- Thưa Giao Vương thuyền của ta va phải vậy nhọn, đáy thuyền đã bị đâm thủng - một tên lính trả lời -
- Tất cả đều vậy ?
- Tiểu nhân e là thế !
- Cái gì ?
Mắt Tháo trừng trợn lên, túm lấy cổ áo tên lính ném xuống thuyền, tên lính vừa roi xuống nước thì máu đã chảy loang ra, bụng hắn bị một ngọn chông xuyên thấu. Hoảng loạn, đúng lúc này Tháo mới cảm nhận được cảm giác "từ chổ sáng đi vào chổ tối mà không có lấy một ngọn đuốc", hắn lại tưởng tượng ra cái xác với bốn chữ Của Tử Không Xa của Tá Lang hầu. Tháo rống lên : KHÔNG !
Phía bên kia, Ngô Quyền đưa tay lên ra hiệu hô lớn :
- Đánh ! đánh cho chúng kinh sợ mà chẳng dám vãng lai, đánh cho chúng mở mắt mà biết nước Nam ta có chủ.
Nhất tề tiếng hô : đánh cho chúng kinh sợ mà chẳng dám vãng lai, đánh cho chúng mở mắt mà biết nước Nam ta có chủ. rền vang một góc trời.
Phía tả quân Dương Tam Kha, Đào Nhuận, phía hữu quân Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập trổ ra bắn tên đã mồi lửa bay rào rào về phía quân Nam Hán.
Ngàn vạn tên cùng bay tới, quân Hán kinh hãi, kẻ lao xuống nước, người nép vào mạn tuyền kêu khóc. Lúc ấy, Phạm Bạch Hổ cùng toán thuyền nhỏ chèo ra hắt nhựa cây tràm đen lên thuyền giặc, nhựa cây bắt lửa bốc cháy ngùn ngụt, chẳng mấy chốc đội thuyền của quân Hán đã chìm trong biển lửa.
Quá bất ngờ Hoằng Tháo bất lực khụy xuống, Ngô Quyền khi ấy đưa tay ra, Bộ Linh biết ý liền trao cung tên. Ngô Quyền giương cung nhắm vào Hoằng Tháo mà bắn, lần này tên cắm thẳng vào ngực Tháo mà hắn không kịp chớp mắt, không nói được một lời Tháo vừa quỳ vừa trợn mắt mà chết, xác của hắn nhanh chóng chìm trong biển lửa.
Quân Hán lúc này đã đến tận cùng của sự hoảng loạn bất chấp cả dòng sông đỏ một màu máu và xác người tức tưởi những mũi chông, nhất loạt lao xuống nước.
Một sô ít quân Hán thoát chết bơi được lên bờ cắm đầu về hướng Bắc mà chạy không dám nghỉ chân, không dám ngoảnh mặt nhìn lại. Vua Nam Hán là Lưu Cung đang đóng quân ở sát biên giới không kịp tiếp ứng cho con lại thất tàn quân rách rưới trở về, ai nấy đều như xác không hồn, liền túm lấy một tên hỏi vội :
- Thế nào, thế nào ?
- Nước Nam có chủ, nước Nam có chủ ... - tên lính lắp bắp -
Lưu cung khi ấy chỉ biết than khóc rồi thu nhặt tàn quân kéo về. Về đến triều, ông ta cho đào mồ quật mả cả nhà Trước tác Tá Lang hầu Dung lên trả thù vì tội làm quân sỹ hoang mang mà bị thua. Từ đó trong triều cũng chẳng ai dám bàn chuyện đánh nước Việt.
Lại nói chuyện Ngô Quyền, sau khi đại thằng, liền cùng quân sỹ và dân chúng mở hội ăn mừng, sau đó kéo quân về thành Đại La. Về đến Đại La, một hôm nhận được lời nhắn của Công Trứ, tất cả các tướng tập trung tại phủ Ngô Quyền, khi đã đông đủ, bất chợt Công Trứ quỳ trước mặt Ngô Quyền nói :
- Chủ tướng ! Nước Việt ta ngàn năm bị phương Bắc đè nén, nay nhờ tài đức của người mà lòng dân chung một hướng, đồng sức đồng lòng làm nên chuyện kinh thiên động địa khiến cho giặc thất kinh, nay đã đến lúc cho chúng mở mắt mà thấy nước Nam ta có chủ, xin chủ tướng thuận theo lòng dân, lên ngôi làm vua người Việt, tạo phúc ngàn đời.
Muôn người chung một ý, nhất loạt quỳ xuống :
- Xin chủ tướng thuận theo lòng dân, lên ngôi làm vua người Việt, tạo phúc ngàn đời. !
***
Ngô Quyền khi ấy thuận theo các tướng, định ngày đăng cơ. Hôm đó, lễ đăng cơ diễn ra suôn sẽ bỗng đâu hung tin đến tai Ngô Quyền.
Giặc đã sạch bóng, vậy tin dữ ấy là gì ? Xem hồi sau sẽ rõ.
Click vào đây để xem các tập
Một ngày đông rét năm 938, một chiếc thuyền nhỏ từ ngoài biển cập bờ, trên thuyền có khoảng 10 người, nhìn cách ăn mặc thì đoán có thể là ngư dân trong vùng. Nhóm người ấy vừa xuống thuyền thì thấy cảnh lạ, có đứa trẻ ở trên bãi biển cứ mải miết đào hố, mỗi hố sâu chừng hơn 1 tấc, rộng 3 tấc, dài 15 tấc, lúc ấy cậu ta cũng đã kịp đào hơn 100 hố như vậy.
Thấy lạ, một người trong nhóm tiến lại đứa trẻ hỏi :
- Ngươi đang làm gì vậy ?
- Tôi đào hố chôn người.
- Hố chôn người sao bé vậy ?
- Chôn quân Nam Hán
Lúc này người kia bỗng nhiên tím tái mặt mày, nhưng liền đó cố trấn tĩnh lại hỏi tiếp:
- Sao lại là quân Nam Hán ?
- Ông không biết sao, quân Nam Hán đang vào đây bằng đường biển, Ngô Quyền, Ngô tướng quân đã mai phục sẵn ở sông Bạch Đằng rồi, thằng giặc Hoằng Tháo lần này chết chắc.
- Quân Ngô Quyền đông không ?
- Đông lắm !
- Bao nhiêu ?
- Khoảng 4-5 ngàn người
Lúc này người kia sắc mặt từ tái tím lại chuyển quang rạng rỡ, y bỗng nhiên há miệng cười lớn sau đó xua những người còn lại lên thuyền hướng ra biển.
Lại nói chuyện Ngô Quyền, khi ấy họp các tướng để định kế lần cuối, các tướng đông đủ, chia nhau ngồi đâu vào đấy, Ngô Quyền nói :
- Ta xem, Hoằng Tháo vốn chẳng phải hạng kém trí, quân Nam Hán mới thất trận không lâu nên chẳng lý gì giao đại quân cho một đưa thất phu để phục thù. Đồ rằng, khi thuyền chiến đến ngoài cửa biển hắn sẽ cho người dong thuyền nhỏ vào đất ta để do thám tình hình.
Lúc này Ngô Quyền kể lại chuyện đứa trẻ và những người ngư dân, các tướng nghe xong ô lên cười không ngớt, được một lúc Ngô Quyền đưa tay ra hiệu im lặng rồi nói tiếp :
- Đứa trẻ ấy chẳng ai khác chính là Bộ Lĩnh, con của Công Trứ tướng quân, còn đám ngư dân kia lại chính là do thám của Hoằng Tháo vậy. Quân do thám về báo, tất Hoằng Tháo càng muốn thốc quân vào đánh, phàm người trẻ cầm đại quân dễ sinh kiêu mạn, muốn đánh nhanh thắng nhanh. Theo đà đó chỉ hai ngày nữa thôi là quân Tháo sẽ vào cửa sông.
- Xin chủ tướng sớm điểm binh - Cảnh Thạc nghe thế liền đứng ra nói -
- Nguyễn Tất Tố và Đào Nhuận vốn là dân vùng này, giỏi bơi lặn lại rành rẽ các chổ hiểm yếu, nay ta giao cho Dương Tam Kha lãnh 5000 quân dưới sự chỉ điểm của Đào Nhuận chia nhau đóng ở bên tả ngạn, Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập lãnh 5000 quân dưới sự chỉ điểm của Nguyễn Tất Tố chia nhau đóng ở bên hữu ngạn. Các tướng nên dàn quân cho đều, chia quân thành các tiểu đội nhỏ, mỗi tiểu đội lại phân công công việc sao cho khéo để khi vào trận không dẫm chân nhau. Nguyễn Tất Tố xong việc thì về đây hội với Phạm Bạch Hổ, 2 người lãnh lấy 400 quân và 100 thuyền nhỏ nhận trọng trách dẫn dụ quân Hoằng Tháo vào bãi cọc ngầm, cứ 4 người một thuyền, gần với địch rồi thì dùng cung tên nhỏ yếu mà bắn, Bạch Hổ chỉ huy, khi ấy tùy hoàn cảnh mà làm hiệu tiến lui sao cho địch chẳng nghi. Địch vào đến bãi cọc, lúc đó thêm viện quân đánh thốc trở lại cự không cho địch tiến. Đinh Công Trứ lãnh lấy 1000 quân và 200 thuyền nhỏ, một phần quấy rối hậu quân của địch khi địch vào trận địa của ta, một mặt chặn không cho địch gọi cứu viện. Đến trưa khi địch đã nằm trọn trong vòng vây, đúng lúc nước rút mạnh nghe hiệu của ta nhất tề giết giặc. Các tướng còn thắc mắc gì không ?
- Chủ tướng! - Bạch Hổ đứng ra nói - tên đã quấn mồi lửa, nhưng là loại mồi lửa thông thường, chỉ e hôm ấy trời lạnh gió to, trên sông khí ẩm, kế hỏa công khó diệt gọn được giặc.
- Việc ấy ta đã liệu sẵn, ta quyết một trận với giặc ở cữa sông này, lại để Kiều Công Hãn đóng quân lại ấy là ý gì. Phía bắc nước ta có cây Trám Đen, nhựa cây này thơm mà lại dễ cháy, ta đã nhờ Kiều tướng quân huy động binh sỹ lấy đủ dùng. Lại nữa, để giữ ấm và chống tên của địch, hậu quân đã kịp cho làm hơn 5 ngàn bộ áo choàng bện bằng vỏ cây cho các binh sỹ cận chiến với giặc, loại áo này ở đất Hoan Châu rất thịnh. Sáng nay Kiều Công Hãn đã kịp đến hội quân, Bạch Hổ chớ lo.
- Vẫn là chủ tướng chu toàn.
- Tốt lắm, các tướng lãnh binh, theo kế hoạch mà làm, tiệc rượu ta đã cho chuản bị.
Phần Hoằng Tháo khi ấy, quân do thám về báo, lấy làm đắc chí lắm, nói với các tướng :
- Quả thực chẳng ngoài dự đoán của ta, Ngô Quyền đã bày cơ quan mai phục, nhưng ta xem như cáo chồn cản đường hổ chạy thôi. Các người hiệu cho các thuyền mạnh tay chèo, 2 ngày nữa kịp đến cửa sông Bạch Đằng, neo ở đó liền 5 ngày, quân mai phục chờ mãi không thấy tất loạn đội hình, lúc này 2 đạo tả hữu đổ bộ lên mặc sức chém giết.
Hai ngày sau, vừa tới cửa sông Bạch Đằng, quân Nam Hán y lệnh neo thuyền lại án binh bất động. Giờ Tý canh Ba đêm ấy, bỗng đâu có một toán thuyền nhỏ đốt đuốc tiến đến, lại dùng cung tên bắn vào, Hoằng Tháo đang yên giấc nghe tiếng quân sỹ nhốn nháo liền trở ra mạn thuyền. Một mũi tên nhắm thẳng Tháo lao tới, Tháo tránh không kịp, mũi tên chạm vào giáp của Tháo thì rơi xuống đất. Tháo nhặt mũi tên lên, ngửa mặt mà cười :
- Thì ra sức quân Việt cũng chỉ có thế này, ta đã quá cẩn thận với chúng rồi.
Nói rồi liền hiệu cho toàn quân nhổ neo, nhắm thẳng cửa sông mà vào. Toán thuyền nhỏ khi ấy thấy bị đuổi theo thì liền rút, chốc chốc lại quay ngược lại bắn tên. Tháo thấy thế lại dục quân chèo nhanh hơn, lại lệnh cho lính tiễn bắn ra.
Quân trên thuyền nhỏ liền lấy ván gỗ che thân lại, tắt đuốc rút lui sâu vào trong. Quân Nam Hán thấy địch rút thì không bắn tên nữa. Được lúc sau toán thuyền nhỏ ấy lại sáng đuốc tiến lại gần bắn tên, Tháo lại lệnh cho quân đuổi theo bắn tiễn.
Giằng co như thế, kẻ đuổi người rút đến gần trưa hôm sau, bỗng đâu từ hai bên bờ đổ ra hơn 500 thuyền nhỏ bắn tên liên tiếp vào đội thuyền của Tháo, phía hậu quân của Tháo cũng bị 200 thuyền nhỏ từ đâu kéo đến phục kích. Quân Tháo khi ấy rối loạn, đầu đuôi không biết tiến thế nào. Tháo liền lệnh :
- Các ngươi giữ vững đội hình, tạm thời không tiến thêm, chưa biết Ngô Quyền cầm đại quân sẽ đánh phía nào, chờ hắn lộ diện lúc ấy thốc thẳng hướng đó mà đánh.
Nói vừa dứt lời thì đã thấy một chiến thuyền lớn tiến phía quân Tháo, thuyền ấy cao hơn một trượng, rộng hai trượng, dài năm trượng, phía trước mũi thuyền có một tướng mặc áo bào oai vệ, mắt sáng như chớp, uy dũng vô cùng, tướng ấy chính là Ngô Quyền, kế bên Ngô Quyền có đứa trẻ vai khoác cung tên, đứng chống hai tay vào hông, gương mặt khôi ngô, ánh mắt đanh thép, đó chính là Bộ Lĩnh.
Tháo vừa thấy thế thì thoáng đã rùng mình, một nỗi sợ khó tả dâng lên trong lòng hắn, một lát sau hắn mới định thần lại, xốc chiếc áo choàng lên vai, thét lớn :
- Ngô Quyền, ngươi ...
Lời chưa nói dứt, bỗng hắn lảo đảo hai chân, khi ấy nước sông rút mạnh chảy xiết, Tháo cố lấy lại thăng bằng thì nghe tiếng "Khập ! Khập ! Khập !", thuyền của hắn đứng khựng lại chẳng thể tiến lui, nhìn ra phía sau đã thấy đội thuyền nghiêng ngã quân tướng rối loạn.
- Chuyện gì ? - Tháo hét lên -
- Thưa Giao Vương thuyền của ta va phải vậy nhọn, đáy thuyền đã bị đâm thủng - một tên lính trả lời -
- Tất cả đều vậy ?
- Tiểu nhân e là thế !
- Cái gì ?
Mắt Tháo trừng trợn lên, túm lấy cổ áo tên lính ném xuống thuyền, tên lính vừa roi xuống nước thì máu đã chảy loang ra, bụng hắn bị một ngọn chông xuyên thấu. Hoảng loạn, đúng lúc này Tháo mới cảm nhận được cảm giác "từ chổ sáng đi vào chổ tối mà không có lấy một ngọn đuốc", hắn lại tưởng tượng ra cái xác với bốn chữ Của Tử Không Xa của Tá Lang hầu. Tháo rống lên : KHÔNG !
Phía bên kia, Ngô Quyền đưa tay lên ra hiệu hô lớn :
- Đánh ! đánh cho chúng kinh sợ mà chẳng dám vãng lai, đánh cho chúng mở mắt mà biết nước Nam ta có chủ.
Nhất tề tiếng hô : đánh cho chúng kinh sợ mà chẳng dám vãng lai, đánh cho chúng mở mắt mà biết nước Nam ta có chủ. rền vang một góc trời.
Phía tả quân Dương Tam Kha, Đào Nhuận, phía hữu quân Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Xương Ngập trổ ra bắn tên đã mồi lửa bay rào rào về phía quân Nam Hán.
Ngàn vạn tên cùng bay tới, quân Hán kinh hãi, kẻ lao xuống nước, người nép vào mạn tuyền kêu khóc. Lúc ấy, Phạm Bạch Hổ cùng toán thuyền nhỏ chèo ra hắt nhựa cây tràm đen lên thuyền giặc, nhựa cây bắt lửa bốc cháy ngùn ngụt, chẳng mấy chốc đội thuyền của quân Hán đã chìm trong biển lửa.
Quá bất ngờ Hoằng Tháo bất lực khụy xuống, Ngô Quyền khi ấy đưa tay ra, Bộ Linh biết ý liền trao cung tên. Ngô Quyền giương cung nhắm vào Hoằng Tháo mà bắn, lần này tên cắm thẳng vào ngực Tháo mà hắn không kịp chớp mắt, không nói được một lời Tháo vừa quỳ vừa trợn mắt mà chết, xác của hắn nhanh chóng chìm trong biển lửa.
Quân Hán lúc này đã đến tận cùng của sự hoảng loạn bất chấp cả dòng sông đỏ một màu máu và xác người tức tưởi những mũi chông, nhất loạt lao xuống nước.
Một sô ít quân Hán thoát chết bơi được lên bờ cắm đầu về hướng Bắc mà chạy không dám nghỉ chân, không dám ngoảnh mặt nhìn lại. Vua Nam Hán là Lưu Cung đang đóng quân ở sát biên giới không kịp tiếp ứng cho con lại thất tàn quân rách rưới trở về, ai nấy đều như xác không hồn, liền túm lấy một tên hỏi vội :
- Thế nào, thế nào ?
- Nước Nam có chủ, nước Nam có chủ ... - tên lính lắp bắp -
Lưu cung khi ấy chỉ biết than khóc rồi thu nhặt tàn quân kéo về. Về đến triều, ông ta cho đào mồ quật mả cả nhà Trước tác Tá Lang hầu Dung lên trả thù vì tội làm quân sỹ hoang mang mà bị thua. Từ đó trong triều cũng chẳng ai dám bàn chuyện đánh nước Việt.
Lại nói chuyện Ngô Quyền, sau khi đại thằng, liền cùng quân sỹ và dân chúng mở hội ăn mừng, sau đó kéo quân về thành Đại La. Về đến Đại La, một hôm nhận được lời nhắn của Công Trứ, tất cả các tướng tập trung tại phủ Ngô Quyền, khi đã đông đủ, bất chợt Công Trứ quỳ trước mặt Ngô Quyền nói :
- Chủ tướng ! Nước Việt ta ngàn năm bị phương Bắc đè nén, nay nhờ tài đức của người mà lòng dân chung một hướng, đồng sức đồng lòng làm nên chuyện kinh thiên động địa khiến cho giặc thất kinh, nay đã đến lúc cho chúng mở mắt mà thấy nước Nam ta có chủ, xin chủ tướng thuận theo lòng dân, lên ngôi làm vua người Việt, tạo phúc ngàn đời.
Muôn người chung một ý, nhất loạt quỳ xuống :
- Xin chủ tướng thuận theo lòng dân, lên ngôi làm vua người Việt, tạo phúc ngàn đời. !
***
Ngô Quyền khi ấy thuận theo các tướng, định ngày đăng cơ. Hôm đó, lễ đăng cơ diễn ra suôn sẽ bỗng đâu hung tin đến tai Ngô Quyền.
Giặc đã sạch bóng, vậy tin dữ ấy là gì ? Xem hồi sau sẽ rõ.
Click vào đây để xem các tập
Hồi này rất hay và cuốn hút người đọc, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaBạn nói rất chuẩn
Xóa