Hồi thứ 5 : Ngô Vương tạ thế, Tam Kha lộng quyền, Bộ Lĩnh lập chí.
Vua và Bộ Lĩnh gặp lại nhau, cả hai đều xúc động mà cùng chẳng nói, Bộ Lĩnh dùng kiệu rước vua về nhà, khi ấy vua hỏi Lĩnh cắt nghĩa bốn chữ "dân nước làm trọng". Bộ Lĩnh đáp:
- Vua bảo thần chết, thấy lợi nước lợi dân, thần liền chết. Vua bảo thần chết, thấy hại dân hại nước, thần liền chẳng chết. Vua bảo đi đằng tây, nước và dân đứng đằng tây, thần liền theo hướng tây mà đi. Vua bảo đi đằng đông, nước và dân đứng đằng tây, thần liền theo hướng tây mà đi.
- Tốt lắm ! Ngươi thấy đất Trường Yên này thế nào ?
- Tâu vua ! đất này khó vào, khó ra, ở yên thì tốt, vùng vẫy thì khó.
- Ta phong ngươi là thứ sử Hoan Châu nối lấy nghiệp cha ngươi, ngươi chịu chăng ?
- Tâu vua ! thần chẳng nhận mình kém tài, nhưng trong mắt người dân lại khác, họ cho đó là theo tục tập ấm mà thôi, tục ấy sẽ hại đến nước, vua nên bãi bỏ, bắt đầu với thần.
- Tốt lắm Bộ Lĩnh. Xem ra thời gian qua người đã không uổng.
Bộ Lĩnh lúc bấy giờ đã chẳng kiềm lòng nổi, giọng nửa nũng nĩu nửa rắn rỏi :
- Những năm qua, lúc nào con cũng nhớ đến người, người đối với con như một người cha thứ 2 vậy.
Ngô Vương lúc này cũng xúc động rất mạnh, từ lần đầu gặp đã thấy mến yêu đứa trẻ này, vua tiến lại xoa đầu Bộ Lĩnh mà chẳng nói. Ngày hôm sau vua lên đường về kinh, Lĩnh không tiễn lên hang Cát Đùn ngồi một mình, phần vua trên đường về thầm nghĩ trong lòng "đứa bé này quả chí, trí nuốt càn khôn, chẳng trách Công Trứ một mực đưa về nó về Hoa Lư, lại căn dặn phải khi bờ cõi có biến loạn quân can qua mới nên gọi, nhưng e Công Trứ đã có chút nhầm, núi non sao ngăn nổi chí ấy, vả lại nước Nam có một nhân tài như vậy ta mừng còn chưa hết".
***
Cạnh sách Đào Áo có sách Bông, sách trưởng ở đó là Lưu Kính thường cự với Thúc Dự, Bộ Lĩnh biết chuyện, cho người phục kích ném trứng gà ung vào người Lưu Kính, sau đó cố tình chạy về phía Đào Áo cho hắn thấy.
Lưu Kính tức tối kéo mấy chục quân qua trả thù, Bộ Lĩnh dẫn 10 người ra nghênh đánh, được một lúc Lĩnh thất thế phải rút chạy, người của Lĩnh chạy tản đi hết, còn mỗi Lĩnh cứ theo đường chính mà chạy thẳng ra phía sông, Lưu Kính được thế cho đuổi gấp phía sau, đến bờ sông Lĩnh bí đường bèn liều mình nhảy xuống sông.
Lưu Kính đứng trên bờ một lát lâu chẳng thấy động tĩnh, nghĩ bụng Bộ Lĩnh đã chết toan cho rút quân, bất ngờ từ dưới nước một con rồng vàng trồi đầu lên trợn mắt nhìn Kính. Thất kinh, Kính thụp xuốn vái lạy như tế sao, rồi hớt hải xua quân bỏ chạy như ma đuổi, giữa đường nhất loạt vấp chân vào dây thừng căng ngang mà ngã, bỗng đâu có quân hai bên tả hữu trổ ra đánh, quân Kính đang lúc thần hồn nát thần tính chống chẳng được phải chịu hàng.
Bộ Lĩnh là người giỏi lặn nổi tiếng từ bé, đầu rồng ấy là do Lĩnh đội lên hù dọa Lưu Kính (sông ấy về sau gọi là sông Hoàng Long), Lĩnh lại cho quân phục sẵn hai bên đường, phủ đất lên dây thừng chờ quân Kính chạy qua mà giật cho ngã rạp.
Nhân khi Bộ Lĩnh thu phục được sách Bông, Thúc Dự cũng nhường luôn cho làm sách trưởng Đào Áo, lại đứng ra gả vợ cho Lĩnh. Năm ấy Bộ Lĩnh vừa tròn 19 tuổi, làm sách trưởng 2 sách, thanh thế rất lớn. Vợ Lĩnh là Nguyễn Thị, vừa xinh đẹp lại nết na, một năm sau ngày cưới Nguyễn Thi sinh cho Lĩnh một cậu con trai, Lĩnh đặt tên là Đinh Liễn.
***
Đúng mùa đông năm ấy (944), cả nước bàng hoàng, sau một cơn bạo bệnh, Ngô Vương đã tạ thế khi mới chỉ 47 tuổi, sự nghiệp xây dựng đất nước còn dang dở. Nhân dân cả nước khóc thương cùng để tang, rồi lập đền thờ khắp nơi.
Bộ Lĩnh nghe tin ấy, liền 7 ngày chẳng nói một câu, một mình ở suốt trong hang, đến ngày thứ 8 thì cho gọi cho bọn Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ đến, Lĩnh nói :
- Ta lâu rồi chẳng nghe chuyện ở kinh đô, Ngô Vương mới chỉ làm vua được năm năm, thế chưa bền, Ngô Vương đi rồi chỉ e trước là trong triều sau là trong nước sẽ có biến loạn. Thân làm trai, nước có nguy phải biết lo, nay ta giao cho Nguyễn Bặc và Đinh Điền dẫn thêm mười anh em về kinh do thám tình hình, tường tận mọi sự thì về báo với ta, lúc đó sẽ cùng bàn đối sách.
Vua và Bộ Lĩnh gặp lại nhau, cả hai đều xúc động mà cùng chẳng nói, Bộ Lĩnh dùng kiệu rước vua về nhà, khi ấy vua hỏi Lĩnh cắt nghĩa bốn chữ "dân nước làm trọng". Bộ Lĩnh đáp:
- Vua bảo thần chết, thấy lợi nước lợi dân, thần liền chết. Vua bảo thần chết, thấy hại dân hại nước, thần liền chẳng chết. Vua bảo đi đằng tây, nước và dân đứng đằng tây, thần liền theo hướng tây mà đi. Vua bảo đi đằng đông, nước và dân đứng đằng tây, thần liền theo hướng tây mà đi.
- Tốt lắm ! Ngươi thấy đất Trường Yên này thế nào ?
- Tâu vua ! đất này khó vào, khó ra, ở yên thì tốt, vùng vẫy thì khó.
- Ta phong ngươi là thứ sử Hoan Châu nối lấy nghiệp cha ngươi, ngươi chịu chăng ?
- Tâu vua ! thần chẳng nhận mình kém tài, nhưng trong mắt người dân lại khác, họ cho đó là theo tục tập ấm mà thôi, tục ấy sẽ hại đến nước, vua nên bãi bỏ, bắt đầu với thần.
- Tốt lắm Bộ Lĩnh. Xem ra thời gian qua người đã không uổng.
Bộ Lĩnh lúc bấy giờ đã chẳng kiềm lòng nổi, giọng nửa nũng nĩu nửa rắn rỏi :
- Những năm qua, lúc nào con cũng nhớ đến người, người đối với con như một người cha thứ 2 vậy.
Ngô Vương lúc này cũng xúc động rất mạnh, từ lần đầu gặp đã thấy mến yêu đứa trẻ này, vua tiến lại xoa đầu Bộ Lĩnh mà chẳng nói. Ngày hôm sau vua lên đường về kinh, Lĩnh không tiễn lên hang Cát Đùn ngồi một mình, phần vua trên đường về thầm nghĩ trong lòng "đứa bé này quả chí, trí nuốt càn khôn, chẳng trách Công Trứ một mực đưa về nó về Hoa Lư, lại căn dặn phải khi bờ cõi có biến loạn quân can qua mới nên gọi, nhưng e Công Trứ đã có chút nhầm, núi non sao ngăn nổi chí ấy, vả lại nước Nam có một nhân tài như vậy ta mừng còn chưa hết".
***
Cạnh sách Đào Áo có sách Bông, sách trưởng ở đó là Lưu Kính thường cự với Thúc Dự, Bộ Lĩnh biết chuyện, cho người phục kích ném trứng gà ung vào người Lưu Kính, sau đó cố tình chạy về phía Đào Áo cho hắn thấy.
Lưu Kính tức tối kéo mấy chục quân qua trả thù, Bộ Lĩnh dẫn 10 người ra nghênh đánh, được một lúc Lĩnh thất thế phải rút chạy, người của Lĩnh chạy tản đi hết, còn mỗi Lĩnh cứ theo đường chính mà chạy thẳng ra phía sông, Lưu Kính được thế cho đuổi gấp phía sau, đến bờ sông Lĩnh bí đường bèn liều mình nhảy xuống sông.
Lưu Kính đứng trên bờ một lát lâu chẳng thấy động tĩnh, nghĩ bụng Bộ Lĩnh đã chết toan cho rút quân, bất ngờ từ dưới nước một con rồng vàng trồi đầu lên trợn mắt nhìn Kính. Thất kinh, Kính thụp xuốn vái lạy như tế sao, rồi hớt hải xua quân bỏ chạy như ma đuổi, giữa đường nhất loạt vấp chân vào dây thừng căng ngang mà ngã, bỗng đâu có quân hai bên tả hữu trổ ra đánh, quân Kính đang lúc thần hồn nát thần tính chống chẳng được phải chịu hàng.
Bộ Lĩnh là người giỏi lặn nổi tiếng từ bé, đầu rồng ấy là do Lĩnh đội lên hù dọa Lưu Kính (sông ấy về sau gọi là sông Hoàng Long), Lĩnh lại cho quân phục sẵn hai bên đường, phủ đất lên dây thừng chờ quân Kính chạy qua mà giật cho ngã rạp.
Nhân khi Bộ Lĩnh thu phục được sách Bông, Thúc Dự cũng nhường luôn cho làm sách trưởng Đào Áo, lại đứng ra gả vợ cho Lĩnh. Năm ấy Bộ Lĩnh vừa tròn 19 tuổi, làm sách trưởng 2 sách, thanh thế rất lớn. Vợ Lĩnh là Nguyễn Thị, vừa xinh đẹp lại nết na, một năm sau ngày cưới Nguyễn Thi sinh cho Lĩnh một cậu con trai, Lĩnh đặt tên là Đinh Liễn.
***
Đúng mùa đông năm ấy (944), cả nước bàng hoàng, sau một cơn bạo bệnh, Ngô Vương đã tạ thế khi mới chỉ 47 tuổi, sự nghiệp xây dựng đất nước còn dang dở. Nhân dân cả nước khóc thương cùng để tang, rồi lập đền thờ khắp nơi.
Bộ Lĩnh nghe tin ấy, liền 7 ngày chẳng nói một câu, một mình ở suốt trong hang, đến ngày thứ 8 thì cho gọi cho bọn Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Lưu Cơ đến, Lĩnh nói :
- Ta lâu rồi chẳng nghe chuyện ở kinh đô, Ngô Vương mới chỉ làm vua được năm năm, thế chưa bền, Ngô Vương đi rồi chỉ e trước là trong triều sau là trong nước sẽ có biến loạn. Thân làm trai, nước có nguy phải biết lo, nay ta giao cho Nguyễn Bặc và Đinh Điền dẫn thêm mười anh em về kinh do thám tình hình, tường tận mọi sự thì về báo với ta, lúc đó sẽ cùng bàn đối sách.
Lại nói chuyện Ngô Vương khi còn sống, ở trong triều rất tin dùng Dương Tam Kha, giao cho nhiều quyền hành. Kha cậy mình có công có quyền, lại nghĩ ngôi vua đáng lẽ phải thuộc về họ Dương, thêm nữa lòng y chỉ kính sợ Ngô Vương chứ chẳng xem bọn Xương Ngập, Xương Văn ra gì vì vậy mà ngấm ngầm gầy dựng thế lực, câu kết với bọn Lý Bình Xử, Kiều Tri Hựu, Dương Huy chờ ngày mưu sự.
Từ khi Ngô Vương nhuốm bệnh chẳng thể thiết triều, Kha lại càng lộng quyền, tự cho mình xử lý hết mọi việc chính sự. Ngô Vương tạ thế, ngôi vua truyền cho Xương Ngập, Ngập vốn đầu óc chẳng lanh, chính sự chẳng rành, Kha nhân thế từng bước lấn quyền vua, Ngập sợ lắm.
Một hôm Xương Ngập thiết triều, Kha dẫn theo 10 tên lính đao kiếm có đủ vào cung. Thấy lạ, Ngập hỏi:
-Cậu vào cung sao lại mang theo lính?
-Tiên vương khi sắp mất có nói với ta nếu vua sau kém tài thiếu trí thì phế đi mà tự làm vua –Kha ngang ngược nói-
-Lý nào lại thế? –Ngập nghe thất kinh, lắp bắp hỏi lại-
-Tiên vương nói, nếu vua sau chẳng chịu thoái thì dẫn lính vào cung ắt sẽ tự hiểu. –Kha đe dọa-
Ngập khi ấy nhìn quanh đưa mắt cầu cứu nhưng các quan đều điệu bộ sợ sệt làm ngơ, lại nghĩ các tướng Bạch Hổ, Công Hãn, Cảnh Thạc thì đang ở xa, bí thế đành chịu nhường.
Đầu năm 945, Dương Tam Kha, phế Xương Ngập, lên làm vua, lấy hiệu là Dương Bình Vương, lại nhận con thứ của Ngô Vương là Xương Văn làm con nuôi. Xương Văn vốn thông minh nhưng còn trẻ lại là con thứ nên chả có thế lực gì cam chịu nghe theo sắp xếp của Kha.
Một hôm Văn lén lút đến gặp anh mình là Xương Ngập mà rằng:
-Cha chúng ta một đời anh hùng, vì dân vì nước mà ruổi quân bốn phương làm nên đại nghiệp, chẳng thế để đại nghiệp ấy bị hủy chỉ trong một đời. Cha mất chưa lâu, các tướng tang cha xong vưa ra khỏi kinh đô cậu đã vội phế ngôi của anh, chắc chắn là đã toan tính từ lâu.
-Em nói bây giờ phải tính làm sao? –Ngập hỏi lại-
-Các tướng một lòng theo cha, ắt chẳng phục việc cậu làm, cậu vì sợ các tướng quay lại hỏi tội nên mới nhận em làm con nuôi như lấy giáp che thân, còn anh chắc cậu chẳng để yên. Anh nên cùng một số người thân tín lặng lẽ mà ròi kinh, em ở lại sẽ nghĩ cách lấy lại nghiệp cha, khi ấy sẽ đón anh về.
Xương Ngập cho lời ấy là phải, liền trong đêm cùng hơn 10 người lẻn ra ngoài trốn đi.
Về phần Bạch Hổ, Công Hãn, Cảnh Thạc, biết chuyện Tam Kha phế vua, trong bụng chẳng phục nhưng cũng không muốn dấy binh, ai ở yên chổ ấy, tự đó chẳng chịu nghe lệnh triều đình nữa.
Nguyễn Bặc, Đinh Điền để lại mấy người tiếp tục nghe ngóng tình hình, còn mình rồi về lại Trường Yên đem mọi sự kể cho Bộ Lĩnh. Nghe xong, Lĩnh trừng mắt giận dữ mắng:
-Tên khốn Tam Kha, những lời khi trước hắn mắng Công Tiễn nay lại vận hết vào thân hắn, đúng là mò kim đặng được lại chìm trong dạ người.
-Bây giờ chúng ta làm gì tiếp theo? –Nguyễn Bặc hỏi-
-Ngô Vương làm vua chỉ được 5 năm, thế họ Ngô chưa bền, lòng người có Ngô Vương chẳng có họ Ngô, lại nữa, nước ta ngàn năm theo thói của bọn phương Bắc bị chia làm nhiều châu quận, ai ở yên chổ ấy chẳng kết vào nhau, nhờ tài đức Ngô Vương mà chung nhìn một hướng nhưng tập thói cũ hãy còn. Nay Ngô Vương mất đi, Tam Kha tự ăn lại chổ mình đã nhổ, lòng người tất ly tán, ta nghĩ rồi đây đất nước sẽ chia năm sẻ bảy. Nếu điều đó thực xảy ra, chúng ta phải gánh trọng trách. Các ngươi mau cho loan tin mộ quân, chúng ta sẽ lập cứ ở đất Hoa Lư này.
Tin Lĩnh mộ quân truyền đi, phụ lão trong vùng rỏ tai nhau “người này khí lượng cang cường, nay không theo sau hối chẳng kịp” liền thuận tình cho con em mình theo về dưới trướng Bộ Lĩnh. Những sách chẳng phục, Bộ Lĩnh mang quân đến vừa đánh vừa dụ, đánh đâu được đấy, dân các nơi khi ấy gọi Lĩnh là Vạn Thắng Vương.
Chẳng bao lâu, Đinh Bộ Lĩnh làm chủ toàn đất Hoa Lư, quân số lên đến mấy ngàn, Lĩnh cho quân xây thành đắp lũy, dựng chòi canh ở các chổ hiểm yếu, lại chia quân thành nhiều chủng đạo, mỗi chủng đạo lại chia thành nhiều đội, luân phiên nhau khi lên cứ luyện tập, lúc ở nhà làm ăn bình thường, cứ như thế ở yên trong đất ấy liền mấy năm không lấn chân ra ngoài nửa bước.
Nuôi quân lâu chẳng dùng, Lưu Cơ thấy nóng ruột, một hôm đem cái nghĩ ấy hỏi thẳng Bộ Lĩnh:
-Quân đã đủ, võ nghệ các món đã rành, thế trận các loại đã nhuyễn, dám hỏi sao chủ tướng không cho kéo ra kinh đô hỏi tội Tam Kha, trả ngôi cho nhà Ngô ?
Bộ Lĩnh cười đáp:
-Cuối cùng thì cũng có người chịu hỏi, nhân đây các ngươi nói ra hết suy nghĩ của mình cho ta nghe.
-Tôi cũng có thắc mắc giống Lưu Cơ vậy –Đinh Điền nói-
-Tôi thì lại nghĩ, trước chúng ta mộ quân là để phòng cái nguy nước loạn, nay sự ấy chưa xảy ra thì chưa phải lúc dấy binh. –Nguyễn Bặc nói-
-Đúng như Nguyễn Bặc nói, nhưng phải hiểu cho sâu hơn nữa, các ngươi theo ta, phải biết chí của ta, biết chí của chủ tướng rồi mới theo đó là đạo của người trí. Nay ta nói thêm cho các ngươi, thế nào là “dân nước làm trọng”, ấy là khi làm gì cũng nghĩ đến cái lợi cái hại cho dân cho nước trước tiên, chứ không phải cậy mình có sức, muốn gì làm nấy. Chúng ta đang nói chuyện hệ trọng thực sự chứ chẳng còn là chơi trận giả như ngày xưa nữa. Tam Kha là vua, tuy chẳng phục nhưng dân hãy còn được yên, để lâu không được, nhưng chẳng thể vội. Sức chúng ta nay có thể phế được Kha, nhưng trong mắt người chúng ta hãy còn là những đứa trẻ ranh, trẻ ranh có thể động binh kéo ra kinh đô được há kẻ khác lại chịu ngồi yên. Như vậy chẳng phải chưa loạn, làm cho loạn sao?
-Chẳng lẽ ngồi đợi mãi? -Lưu Cơ hỏi lại-
-Tất nhiên chẳng thể đợi mãi, Kha từ ngày lên ngôi, làm lòng người chẳng đồng, lại chẳng biết phận làm vua khiến nước mỗi lúc một suy, phế Kha bây giờ chỉ có Xương Văn làm lòng người mới thuận. Nay ta giao cho ngươi cùng 5 anh em, sáng mai tức tốc mang thư này của ta về Cổ Loa tìm cách trao tận tay cho Xương Văn. Chuyện hệ trọng, ngươi làm cho khéo kẻo lộ thì hỏng việc.
************
Thư ấy nói gì? Liệu Lưu Cơ có gặp được Xương Văn? Xem hồi sau sẽ rõ.
Click vào đây để xem các tập
Click vào đây để xem các tập
Hồi này xem rất hay và hấp dẫn, cảm ơn tác giả
Trả lờiXóaHồi này rất hay đó
Trả lờiXóa