Ngô Xương Ngập lúc còn nương chổ Phạm Lệnh Công, được ông gả cháu gái là Ngọc Dung cho, Ngọc Dung sinh cho Ngập một đứa con trai đặt tên là Ngô Xương Xí, Ngập được Xương Văn đón về kinh, lên ngôi vua, Ngập lập Xí làm thế tử, Phạm Man lúc ấy cũng theo Ngập về kinh, được Ngập phong cho làm Tham Chính Đô Đốc. Do bị ám ảnh chuyện bị Tam Kha phế ngôi lần trước, Ngập chẳng những không biết ơn Xương Văn mà cậy mình làm trưởng lại ỷ thế nhà họ Phạm, hiếp đáp Xương Văn, cuối cùng chẳng cho Văn chấp chính, một mình xử lý chính sự.
Ngập vốn bất tài, lại ưa nịnh, không nghĩ chuyện xưa bọn Lý Bình Xử, Dương Huy, Lê Hựu hại mình, ngược lại rất tin dùng. Một hôm bọn ấy tấu rằng:
- Vua có biết bây giờ trong dân gian nói gì không ?
- Họ nói gì ?
- Họ nói nước đang có 3 vua ?
- Những ai là ba ?
- Tâu vua ! là Thiên Sách Vương, Nam Tấn Vương và Vạn Thắng Vương.
- Ai là Vạn Thắng Vương ?
- Muôn tâu, chính là Đinh Bộ Lĩnh, con của Đinh Công Trứ, muôn tâu, Lĩnh từ lâu đã mộ quân ở Hoa Lư, thanh thế rất lớn. Vua nên đem đại quân đến mà trừ đi kẻo họa về sau.
Ngập lúc ấy nhớ chuyện ngày xưa Ngô Vương yêu Lĩnh hơn cả mình, nay lại nghe chuyện này thì giận lắm. Bèn hỏi:
- Lĩnh không phải người dễ đối phó, các ngươi có cách gì trừ được ?
Lý Bình Xử đứng ra nói:
- Lĩnh có con nhỏ 7 tuổi là Định Liễn, nay thần xin đến đó, đòi Lĩnh giao đứa bé làm con tin, có được đứa bé ấy, vua dùng nó mà uy hiếp Lĩnh tất hắn chịu hàng.
Ngập nghe kế ấy, sai Lý Bình Xử đi ngay, Xử dong ngựa xe đến Trường Yên, lính gác chòi canh thấy từ xa về báo với Bộ Lĩnh, Lĩnh khi ấy trong lòng không vui nói với Nguyễn Bặc, Lưu Cơ:
- Xử là đứa nịnh thần, hắn đến tất chỉ mang theo thị phi, ta trong lòng nhiều phiền, nay nhân trong vùng có cọp về quấy dân, ta lên rừng 1 chuyến, các ngươi ở lại bày cách tiếp hắn cho khéo.
Nguyễn Bặc, Lưu Cơ vâng mệnh, không cho người ra đón Xử, Xử ỷ mình là quan triều đình, cho lính thốc ngựa thẳng đến căn cứ của Bộ Lĩnh, tới nơi, thấy cơ quan bày bố quái dị, lính canh nghiêm cẩn chẳng chểnh mảng khắc nào, Xử đến cũng chẳng liếc nhìn lấy một cái, lúc này bỗng Xử thấy run trong lòng. Đến trại chính
thấy có hai người ra đón, ai nấy đều cao lớn vạm vỡ, uy dũng khác thường, Xử lúc này càng thêm run, hắn hỏi:
- Trong hai người ai là Đinh Bộ Lĩnh?
- Tôi là Nguyễn Bặc, đây là Lưu Cơ, chúng tôi là kẻ hầu của Đinh Bộ Lĩnh, chủ tôi lên rừng bắt cọp chưa về, nên chúng tôi ra tiếp ngài.
Xử hồn phiêu phách tán, tự nghĩ đây chẳng phải chổ để mình lên mặt cao giọng, bèn nhẹ nhàng nói:
- Không sao, ta đợi được, cũng không gấp gì !
- Vậy để chúng tôi, sắp xếp chổ ở cho ngài.
Nguyễn Bặc, Lưu Cơ không dẫn Xử thẳng đến trại khách, mà vòng qua chổ quân sỹ tập luyện, Xử thấy quân sỹ đông đảo, ai nấy đều rắn chắc khỏe mạnh, binh khí món nào cũng rành, theo lệnh di chuyển tăm tắp chẳng sai, thì chẳng còn chút khí nhuệ nào nữa, như sên nghe bước chân voi.
Xử lưu lại hai ngày, đến ngày thứ ba khi đang đi trong doanh dò xét cơ quan, bổng thấy một thanh niên cơ bắp cuồn cuộn, ngực để trần, đầu chít khăn, vai vắt ngang một con cọp, bước bộ thoăn thoắt, bèn ra hỏi :
- Phải chăng đây là Vạn Thắng Vương ?
- Ồ không, tôi là Đinh Điền, kẻ hầu của Đinh Bộ Lĩnh, chổ chúng tôi không có ai là Vạn Thắng Vương cả.
Xử thất kinh, tất tả về trại chính toan bái biệt, đến trại chính đã thấy ba người đứng trước cổng, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ chắp tay hầu hai bên, ở giữ là một người vô cùng oai dũng, thân cao tám thước, tóc búi gọn lên cao, trán rộng, mặt chữ điền, mắt sáng như sao, khí lượng cang cường, người đó mỉm cười cất tiếng như sấm :
- Xử đại nhân sao biết ta về mà đến gặp ?
- Ngài là Đinh Bộ Lĩnh ? - Xử bối rối hỏi lại -
- Đích thị. Mời Xử đại nhân vào trại nói chuyện.
Lĩnh dẫn Xử vào trại, chia chủ khách ngồi đâu vào đấy, Lĩnh lại hỏi :
- Ngài đến, chắc mang theo lệnh vua chăng ?
- Ồ không, không, không có lệnh gì, là tôi đến báo tin cho ngài thôi.
- Tin gì hệ trọng mà khiến Xử đại nhân đây phải đích thân nhọc nhằn ?
- Ngài không biết đấy thôi, Thiên Sách Vương mới lên ngôi, tính đa nghi, thấy ngài chiêu binh mãi mã, cho là mưu phản, nên có ý đem đại quân đến, tôi báo để ngài liệu tính trước.
- Cảm ơn ngài có lòng như thế, ta đây 12 năm nay chẳng có nửa bước ra ngoài đất này, chuyện trong nước trong cung chẳng biết gì, làm sao có mưu phản được, phiền ngài về nói lại với vua như thế, chắc vua chịu nghe.
- Tôi nào phiền chi, chỉ e, Sách Vương đa nghi vốn sẵn, tính độc đoán chẳng lấy lời thật làm phải.
- Hay như vầy, ngài về cung, mang theo con ta là Đinh Liễn, nói với vua nhận nó làm tin.
Xử lúc này mở cờ trong bụng, nhưng lại sợ Bộ Lĩnh thử mình nên vờ nói:
- Như thế sao được, lỡ vua chẳng chịu, hại đến con ngài, tôi làm sao gánh.
- Xử đại nhân chơ lo, đứa con này tuy ta yêu, nhưng vua đến, cả ta và nó đều chết, nếu quả thực vua không chịu thì coi như số nó sớm tận, nào hệ gì đến ngài.
Xử lúc ấy mới an tâm, nhận lấy lời rồi mang theo Đinh Liễn về cung ngay. Qua cổng thành Cổ Loa rồi mới hoàn hồn, nhưng sợ bẽ mặt nên vào gặp vua tấu:
- Tâu vua, thần đến Lĩnh sợ lắm, vội giao con theo lệnh, nay vua kéo quân đến phạt tất xong.
Sách Vương nghe thế, bàn với Tấn Vương đem quân đánh Hoa Lư, Tấn Vương nghĩ đến ơn Bộ Linh khi trước tìm lời can ngăn chẳng được, bị Sách Vương ép mấy lần nên đành phải theo.
Mùa thu năm 951, Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương mang 1 vạn đại quân tiến đánh Hoa Lư. Hành quân độ nửa tháng thì tới Hoa Lư, đến nơi thấy cổng thành đóng kín, trên thành tinh kỳ ngợp trời, lính đứng canh rất nghiêm cẩn, thấy thế, Tấn Vương bàn với Sách Vương nên cho đóng quân lại rồi tìm đối sách.
Phần Đinh Bộ Lĩnh, Xử đi rồi mới cùng bàn với các tướng, Lĩnh nói :
- Đinh Liễn là đứa con ta yêu, để nó chịu khổ ta chẳng đành, nhưng con ta khổ mà sự được yên, dân chẳng lụy thì cũng đáng, chỉ e Xử là đứa tráo trở, về kinh xàm tấu, Xương Ngập chẳng dũng chẳng mưu dễ nghe lời ấy mà kéo quân đến, khi đó các ngươi nghĩ nên làm sao ?
- Quân ta tuy chẳng đông bằng quân triều đình, nhưng một có thể địch hai ba, Trường Yên núi non hiểm trở, quân ta quen, quân triều đình chẳng quen, dựa vào đó ta đánh chơi cũng lui được - Lưu Cơ nói -
- Nguyễn Bặc, ý ngươi sao ?
- Thuộc hạ chẳng có chủ ý nào, nhưng những lời chủ tướng nói khi trước thuộc hạ vẫn ghi trong lòng, chưa loạn, đừng làm cho loạn.
-Cái đấy tôi chưa từng nghe đến, không biết Sách Vương nghe ai gọi thế?
- Là người dân gian truyền thế.
- Sao vua không tìm dân gian lại tìm tôi, có lý nào thế được.
Sách vương bí lời chẳng biết làm sao, tức giận quát lính trói Đinh Liễn mang lên phía trước, lại trỏ Bộ Lĩnh nói:
-Bây giờ con ngươi trong tay ta, ta treo nó lên, ngươi hàng hay không hàng, cũng là câu trả lời cho con ngươi sống hay chết !
Đinh Bộ Lĩnh vung giáo lên, nói rất to, giọng đầy giận dữ:
-Đại trượng phu chỉ lo thực thi chí lớn, lập công danh, há đâu bắt chước bọn đàn bà mà thương con trẻ.
Rồi quát:
-Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!
Đinh Liễn biết chắc mình sẽ chết, giữ thật thẳng người, uy nghi, mặc dù, người bị kéo ra như xé thịt. Liễn nghĩ rằng, cha mình thà tự cho bắn mình chết còn hơn là để người giết.
Cung thủ vừa rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Có vài phát tên đầu tiên đã vút ra, nhưng chỉ đi sát người mà không trúng.
Sách Vương kinh hoàng nói:
-Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?
Tấn Vương vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, nên nói với Thiên Sách Vương:
-Ta treo con hăn lên là muốn để hắn dứt ruột, thương xót, đầu hàng cho chóng vánh, nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo, thì giết phỏng có ích gì?
Rồi sai thôi không treo Đinh Liễn lên nữa.
Đúng lúc ấy có lính hỏa tốc đến báo với hai vua :
-Tâu hai vua, ở kinh đô có tin Dương Tam Kha đang kéo quân ra đòi lại ngôi.
Sách Vương, Tấn Vương hốt hoảng chẳng kịp nói thêm với Bộ Lĩnh lời nào, lệnh cho hậu quân đổi thành tiền quân, cấp tốc về thành. Quân vừa rút, các vua vừa tế ngựa lên chổ tiền quân, để người dẫn Đinh Liễn đi phía sau.
Quân triều đình đi được hai dặm thì bỗng đâu phía hậu quân có một đàn trâu đến ngàn con chạy băng qua làm rối loạn đội hình, giữa đám trâu ấy có một tráng sỹ đầu chít khăn, mình ở trần cưỡi con trâu lớn nhất.
Trâu chạy qua, tráng sỹ ấy vụt xuống cắp lấy Đinh Liễn, lẩn vào đàn trâu chạy mất, tráng sỹ ấy không ai khác chính là Đinh Điền.
Lính đến báo cho hai vua có người bắt mất Đinh Liễn, 2 vua đang lo sự lớn ở kinh đô nên cũng không truy cứu.
***
Liệu Dương Tam Kha có soán được ngôi họ Ngô lần nữa ? Xem hồi sau sẽ rõ.
Click vào đây để xem các tập
Ngập vốn bất tài, lại ưa nịnh, không nghĩ chuyện xưa bọn Lý Bình Xử, Dương Huy, Lê Hựu hại mình, ngược lại rất tin dùng. Một hôm bọn ấy tấu rằng:
- Vua có biết bây giờ trong dân gian nói gì không ?
- Họ nói gì ?
- Họ nói nước đang có 3 vua ?
- Những ai là ba ?
- Tâu vua ! là Thiên Sách Vương, Nam Tấn Vương và Vạn Thắng Vương.
- Ai là Vạn Thắng Vương ?
- Muôn tâu, chính là Đinh Bộ Lĩnh, con của Đinh Công Trứ, muôn tâu, Lĩnh từ lâu đã mộ quân ở Hoa Lư, thanh thế rất lớn. Vua nên đem đại quân đến mà trừ đi kẻo họa về sau.
Ngập lúc ấy nhớ chuyện ngày xưa Ngô Vương yêu Lĩnh hơn cả mình, nay lại nghe chuyện này thì giận lắm. Bèn hỏi:
- Lĩnh không phải người dễ đối phó, các ngươi có cách gì trừ được ?
Lý Bình Xử đứng ra nói:
- Lĩnh có con nhỏ 7 tuổi là Định Liễn, nay thần xin đến đó, đòi Lĩnh giao đứa bé làm con tin, có được đứa bé ấy, vua dùng nó mà uy hiếp Lĩnh tất hắn chịu hàng.
Ngập nghe kế ấy, sai Lý Bình Xử đi ngay, Xử dong ngựa xe đến Trường Yên, lính gác chòi canh thấy từ xa về báo với Bộ Lĩnh, Lĩnh khi ấy trong lòng không vui nói với Nguyễn Bặc, Lưu Cơ:
- Xử là đứa nịnh thần, hắn đến tất chỉ mang theo thị phi, ta trong lòng nhiều phiền, nay nhân trong vùng có cọp về quấy dân, ta lên rừng 1 chuyến, các ngươi ở lại bày cách tiếp hắn cho khéo.
Nguyễn Bặc, Lưu Cơ vâng mệnh, không cho người ra đón Xử, Xử ỷ mình là quan triều đình, cho lính thốc ngựa thẳng đến căn cứ của Bộ Lĩnh, tới nơi, thấy cơ quan bày bố quái dị, lính canh nghiêm cẩn chẳng chểnh mảng khắc nào, Xử đến cũng chẳng liếc nhìn lấy một cái, lúc này bỗng Xử thấy run trong lòng. Đến trại chính
thấy có hai người ra đón, ai nấy đều cao lớn vạm vỡ, uy dũng khác thường, Xử lúc này càng thêm run, hắn hỏi:
- Trong hai người ai là Đinh Bộ Lĩnh?
- Tôi là Nguyễn Bặc, đây là Lưu Cơ, chúng tôi là kẻ hầu của Đinh Bộ Lĩnh, chủ tôi lên rừng bắt cọp chưa về, nên chúng tôi ra tiếp ngài.
Xử hồn phiêu phách tán, tự nghĩ đây chẳng phải chổ để mình lên mặt cao giọng, bèn nhẹ nhàng nói:
- Không sao, ta đợi được, cũng không gấp gì !
- Vậy để chúng tôi, sắp xếp chổ ở cho ngài.
Nguyễn Bặc, Lưu Cơ không dẫn Xử thẳng đến trại khách, mà vòng qua chổ quân sỹ tập luyện, Xử thấy quân sỹ đông đảo, ai nấy đều rắn chắc khỏe mạnh, binh khí món nào cũng rành, theo lệnh di chuyển tăm tắp chẳng sai, thì chẳng còn chút khí nhuệ nào nữa, như sên nghe bước chân voi.
Xử lưu lại hai ngày, đến ngày thứ ba khi đang đi trong doanh dò xét cơ quan, bổng thấy một thanh niên cơ bắp cuồn cuộn, ngực để trần, đầu chít khăn, vai vắt ngang một con cọp, bước bộ thoăn thoắt, bèn ra hỏi :
- Phải chăng đây là Vạn Thắng Vương ?
- Ồ không, tôi là Đinh Điền, kẻ hầu của Đinh Bộ Lĩnh, chổ chúng tôi không có ai là Vạn Thắng Vương cả.
Xử thất kinh, tất tả về trại chính toan bái biệt, đến trại chính đã thấy ba người đứng trước cổng, Nguyễn Bặc, Lưu Cơ chắp tay hầu hai bên, ở giữ là một người vô cùng oai dũng, thân cao tám thước, tóc búi gọn lên cao, trán rộng, mặt chữ điền, mắt sáng như sao, khí lượng cang cường, người đó mỉm cười cất tiếng như sấm :
- Xử đại nhân sao biết ta về mà đến gặp ?
- Ngài là Đinh Bộ Lĩnh ? - Xử bối rối hỏi lại -
- Đích thị. Mời Xử đại nhân vào trại nói chuyện.
Lĩnh dẫn Xử vào trại, chia chủ khách ngồi đâu vào đấy, Lĩnh lại hỏi :
- Ngài đến, chắc mang theo lệnh vua chăng ?
- Ồ không, không, không có lệnh gì, là tôi đến báo tin cho ngài thôi.
- Tin gì hệ trọng mà khiến Xử đại nhân đây phải đích thân nhọc nhằn ?
- Ngài không biết đấy thôi, Thiên Sách Vương mới lên ngôi, tính đa nghi, thấy ngài chiêu binh mãi mã, cho là mưu phản, nên có ý đem đại quân đến, tôi báo để ngài liệu tính trước.
- Cảm ơn ngài có lòng như thế, ta đây 12 năm nay chẳng có nửa bước ra ngoài đất này, chuyện trong nước trong cung chẳng biết gì, làm sao có mưu phản được, phiền ngài về nói lại với vua như thế, chắc vua chịu nghe.
- Tôi nào phiền chi, chỉ e, Sách Vương đa nghi vốn sẵn, tính độc đoán chẳng lấy lời thật làm phải.
- Hay như vầy, ngài về cung, mang theo con ta là Đinh Liễn, nói với vua nhận nó làm tin.
Xử lúc này mở cờ trong bụng, nhưng lại sợ Bộ Lĩnh thử mình nên vờ nói:
- Như thế sao được, lỡ vua chẳng chịu, hại đến con ngài, tôi làm sao gánh.
- Xử đại nhân chơ lo, đứa con này tuy ta yêu, nhưng vua đến, cả ta và nó đều chết, nếu quả thực vua không chịu thì coi như số nó sớm tận, nào hệ gì đến ngài.
Xử lúc ấy mới an tâm, nhận lấy lời rồi mang theo Đinh Liễn về cung ngay. Qua cổng thành Cổ Loa rồi mới hoàn hồn, nhưng sợ bẽ mặt nên vào gặp vua tấu:
- Tâu vua, thần đến Lĩnh sợ lắm, vội giao con theo lệnh, nay vua kéo quân đến phạt tất xong.
Sách Vương nghe thế, bàn với Tấn Vương đem quân đánh Hoa Lư, Tấn Vương nghĩ đến ơn Bộ Linh khi trước tìm lời can ngăn chẳng được, bị Sách Vương ép mấy lần nên đành phải theo.
Mùa thu năm 951, Thiên Sách Vương và Nam Tấn Vương mang 1 vạn đại quân tiến đánh Hoa Lư. Hành quân độ nửa tháng thì tới Hoa Lư, đến nơi thấy cổng thành đóng kín, trên thành tinh kỳ ngợp trời, lính đứng canh rất nghiêm cẩn, thấy thế, Tấn Vương bàn với Sách Vương nên cho đóng quân lại rồi tìm đối sách.
Phần Đinh Bộ Lĩnh, Xử đi rồi mới cùng bàn với các tướng, Lĩnh nói :
- Đinh Liễn là đứa con ta yêu, để nó chịu khổ ta chẳng đành, nhưng con ta khổ mà sự được yên, dân chẳng lụy thì cũng đáng, chỉ e Xử là đứa tráo trở, về kinh xàm tấu, Xương Ngập chẳng dũng chẳng mưu dễ nghe lời ấy mà kéo quân đến, khi đó các ngươi nghĩ nên làm sao ?
- Quân ta tuy chẳng đông bằng quân triều đình, nhưng một có thể địch hai ba, Trường Yên núi non hiểm trở, quân ta quen, quân triều đình chẳng quen, dựa vào đó ta đánh chơi cũng lui được - Lưu Cơ nói -
- Nguyễn Bặc, ý ngươi sao ?
- Thuộc hạ chẳng có chủ ý nào, nhưng những lời chủ tướng nói khi trước thuộc hạ vẫn ghi trong lòng, chưa loạn, đừng làm cho loạn.
Lúc ấy bỗng đâu có một người trẻ tuổi tướng mạo khôi ngô, thế bộ nho nhã như một văn sỹ bước vào thi lễ với Bộ Lĩnh, trông ra thì là Trịnh Tú, Trịnh Tú vốn cũng trong đám nhỏ xưa chăn trâu ngày xưa, về sau theo gia đình đi xứ khác, nay nghe Bộ Lĩnh gặp nguy mà về. Gặp lại Trịnh Tú ai nấy đều vui, Lĩnh biết Tú là người thông minh, bụng nhiều kế hay, liền thuật lại chuyện đang bàn rồi hỏi ý Trịnh Tú, Tú đáp :
-Sách Vương độc đoán, độc đoán sinh nóng vội, nếu muốn đánh, hắn tất đánh ngay, bây giờ là cuối thu, nếu ta không muốn đánh, cự đến đông tất quân triều đình phải rút, còn như muốn đánh thì như Lưu Cơ nói, bố binh mai phục những chốn hiểm yếu, chỉ một trận mà lui.
-Hay lắm, các ngươi nói đều có những chổ hợp ý ta, như Nguyễn Bặc nói, chưa loạn không nên làm cho loạn, vì sao ? Ngập và Văn mới lên làm vua, lòng người từ hoang mang lại được gieo hy vọng, ta phá đi chẳng đúng đạo, dẫu cho Ngập, Văn làm vua dân khó nhờ, nước khó thịnh. Vậy nên triều đình muốn đánh, ta không muốn. Lại như Lưu Cơ nói, ta cho bày binh các nơi hiểm yếu, nhưng chỉ để thủ và phô trương thanh thế mà thôi, lúc đó quân triều đình muốn cũng chẳng dám đánh, cứ thế chẳng đợi đến đông cũng sớm rút về.
Lại nói Sách Vương và Tấn Vương, sau khi bàn định, thấy chẳng thể tiến vào bằng đường chính, liền chia quân làm hai đạo, Sách Vương dẫn 5 ngàn quân tiến vào phía tây, Tấn Vương dẫn 5 ngàn quân tiến vào phía đông, hai đường ấy đều phải đi qua những chổ mà hai bên là núi cao.
Khi Tấn Vương mang quân đến, tiền binh báo phía trước có chướng ngại vật, vua tế ngựa lên xem, thấy các cây gỗ to đều như bắp chân người được vát nhọn cột chéo vào nhau thành thế chạng, các chạng lại kết với nhau bằng các thanh gỗ dài thành một hàng, mỗi hàng giăng từ bên này này đường qua bên kia đường, có mười hàng như thế. Vua chưa biết nên thế nào thì lính hai bên vách núi trổ ra, lại có một đạo tiễn binh dàn hàng ngay giữa đường cách các hàng chướng ngại khoảng một trăm thước, thấy quân chẳng thấy tướng, quân ấy lại đứng yên bất động, không có ý gì là sẽ đánh, đó là khi quân triều đình chưa bước qua chướng ngại vật. Tấn Vương hiểu dụng ý, biết chẳng qua được, bèn rút quân về trại.
Tấn Vương về trại chẳng bao lâu thì Sách Vương cũng tức tối tế ngựa vào thẳng trại chính. Sách Vương thuật lại đúng những gì mà Tấn Vương thấy, Sách Vương hậm hực nói:
-Chúng tiến chẳng tiến, lùi chẳng lùi, đánh chẳng đánh, hàng chẳng hàng, cứ như lấy dao kề cổ mà chẳng đâm chẳng cứa cũng chẳng lơi tay lấy một khắc, thấy quân không thấy tướng, chẳng biết dao ấy cứa cổ mình lúc nào, thật tức chết.
-Ấy là dụng ý của Định Bộ Lĩnh, rằng ông ta không có ý phản, nhưng nếu phải đánh thì ông ta cũng không sợ. Thiết nghĩ ta nên rút quân về, phong cho Lĩnh là thứ sử đất ấy, chắc ông ta phục mà chịu lệnh triều đình.
-Không được, ta đã kéo đại binh tới đây, chẳng thế về không, ngay mai đến trước thành dùng mạng con hắn mà đe, ta không tin hắn không lộ mặt.
Tấn Vương biết ngăn chẳng được, đành im lặng.
Sáng hôm sau, đại quân của hai vua vừa tới, đã thấy Bộ Lĩnh cùng các tướng đứng đủ trên thành, Sách Vương trỏ vào Bộ Lĩnh quát :
-Bộ Lĩnh, xưa cha ngươi cùng tiên vương ta vào sinh ra tử, sao nay ngươi chẳng theo đức ấy ?
-Cha tôi khi ấy thấy nước gặp nguy chẳng thể ngồi yên, lại thấy Ngô Vương tài chạm trời, đức thấm đất nên mới theo về tử sinh chẳng ngại, tôi nay cũng nối chí cha mình chỉ có điều chưa có dịp đó thôi.
Sách Vương biết Bộ Lĩnh có ý cho rằng mình kém tài, tức tối mắng lại:
-Nước có vua, ngươi là dân trong nước, sao chẳng chịu mệnh trên, lại mộ quân cát cứ, ấy chẳng phải chuyện vô đạo hay sao ?
-Vua phải đạo vua, dân phải đạo dân, xưa trạch đức Ngô Vương trải khắp thiên hạ, năm đó Người đi trị thủy, nhân tiện ghé đất Trường Yên này, dân mừng như hội tết, tôi mang kiệu lớn ra rước Người, vì sao ? Vì ấy là vị Vua phải đạo, vua phải đạo thì chỉ vực ta nhảy, chỉ núi ta trèo, nay Sách Vương mắng tôi vô đạo, dám hỏi đạo của Sách Vương thế nào?
-Ngươi muốn phản chăng?
-Ở đây ai chẳng biết tôi từ khi về đất này chưa có nửa bước ra ngoài, hai vua vô cớ mang quân đến đòi đánh, ta chẳng cự lại, đấy nào phải hành vi của kẻ mưu phản.
-Không mưu phản sao có danh Vạn Thắng Vương?
- Là người dân gian truyền thế.
- Sao vua không tìm dân gian lại tìm tôi, có lý nào thế được.
Sách vương bí lời chẳng biết làm sao, tức giận quát lính trói Đinh Liễn mang lên phía trước, lại trỏ Bộ Lĩnh nói:
-Bây giờ con ngươi trong tay ta, ta treo nó lên, ngươi hàng hay không hàng, cũng là câu trả lời cho con ngươi sống hay chết !
Đinh Bộ Lĩnh vung giáo lên, nói rất to, giọng đầy giận dữ:
-Đại trượng phu chỉ lo thực thi chí lớn, lập công danh, há đâu bắt chước bọn đàn bà mà thương con trẻ.
Rồi quát:
-Cung thủ đâu, đem cung ra, nhằm Đinh Liễn mà bắn cho ta!
Đinh Liễn biết chắc mình sẽ chết, giữ thật thẳng người, uy nghi, mặc dù, người bị kéo ra như xé thịt. Liễn nghĩ rằng, cha mình thà tự cho bắn mình chết còn hơn là để người giết.
Cung thủ vừa rút tên ra nhằm vào Đinh Liễn. Có vài phát tên đầu tiên đã vút ra, nhưng chỉ đi sát người mà không trúng.
Sách Vương kinh hoàng nói:
-Đinh Bộ Lĩnh dám bỏ cho con chết thật ư?
Tấn Vương vốn là người trọng nghĩa khí, biết nếu bức Đinh Bộ Lĩnh thì chỉ chuốc lấy thù oán sâu sắc thêm, nên nói với Thiên Sách Vương:
-Ta treo con hăn lên là muốn để hắn dứt ruột, thương xót, đầu hàng cho chóng vánh, nào ngờ bụng dạ Đinh Bộ Lĩnh tàn nhẫn, coi con đẻ như người dưng, thì treo, thì giết phỏng có ích gì?
Rồi sai thôi không treo Đinh Liễn lên nữa.
Đúng lúc ấy có lính hỏa tốc đến báo với hai vua :
-Tâu hai vua, ở kinh đô có tin Dương Tam Kha đang kéo quân ra đòi lại ngôi.
Sách Vương, Tấn Vương hốt hoảng chẳng kịp nói thêm với Bộ Lĩnh lời nào, lệnh cho hậu quân đổi thành tiền quân, cấp tốc về thành. Quân vừa rút, các vua vừa tế ngựa lên chổ tiền quân, để người dẫn Đinh Liễn đi phía sau.
Quân triều đình đi được hai dặm thì bỗng đâu phía hậu quân có một đàn trâu đến ngàn con chạy băng qua làm rối loạn đội hình, giữa đám trâu ấy có một tráng sỹ đầu chít khăn, mình ở trần cưỡi con trâu lớn nhất.
Trâu chạy qua, tráng sỹ ấy vụt xuống cắp lấy Đinh Liễn, lẩn vào đàn trâu chạy mất, tráng sỹ ấy không ai khác chính là Đinh Điền.
Lính đến báo cho hai vua có người bắt mất Đinh Liễn, 2 vua đang lo sự lớn ở kinh đô nên cũng không truy cứu.
***
Liệu Dương Tam Kha có soán được ngôi họ Ngô lần nữa ? Xem hồi sau sẽ rõ.
Click vào đây để xem các tập
Đây là tập truyện sử rất hấp dẫn, các bạn nên nghiên cứu
Trả lờiXóaCâu chuyện rất hay
Trả lờiXóa